Trong và sau phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc có thể có những biến chứng nào và cách xử trí ra sao?
- Phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc được chỉ định khi nào? Phẫu thuật này chống chỉ định trong trường hợp nào?
- Các bước tiến hành phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc như thế nào?
- Trong và sau phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc có thể có những biến chứng như thế nào?
Phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc được chỉ định khi nào? Phẫu thuật này chống chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét, thủng giác mạc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT GHÉP MÀNG ỐI ĐIỀU TRỊ LOÉT, THỦNG GIÁC MẠC
I. ĐẠI CƯƠNG
Ghép màng ối điều trị loét, thủng giác mạc là phẫu thuật dùng màng ối che phủ phần giác mạc bị loét, thủng sau khi đã gọt sạch phần giác mạc bệnh lý.
II. CHỈ ĐỊNH
- Loét giác mạc dai dẳng, khó hàn gắn.
- Thủng giác mạc dưới 3mm, không hoại tử nhu mô nặng quanh vùng giác mạc thủng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đang có phản ứng viêm cấp trong nội nhãn.
- Biến dạng hoặc khuyết thiếu bờ mi nặng gây hở mi.
- Bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét, thủng giác mạc là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Ghép màng ối điều trị loét giác mạc là phẫu thuật dùng màng ối che phủ phần giác mạc bị loét sau khi đã gọt sạch phần giác mạc bệnh lý.
Phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc được chỉ định khi người bệnh bị loét giác mạc dai dẳng, khó hàn gắn.
Chống chỉ định phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc trong trường hợp:
- Đang có phản ứng viêm cấp trong nội nhãn.
- Biến dạng hoặc khuyết thiếu bờ mi nặng gây hở mi.
- Bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Trong và sau phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc có thể có những biến chứng nào và cách xử trí ra sao? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét, thủng giác mạc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT GHÉP MÀNG ỐI ĐIỀU TRỊ LOÉT, THỦNG GIÁC MẠC
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra bệnh án
Theo quy định.
2. Kiểm tra người bệnh
Kiểm tra tình trạng mắt trước phẫu thuật.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ, tra thuốc tê bề mặt nhãn cầu và tiêm tê cạnh nhãn cầu (Lidocain 2%, xylocain 2%...). Gây mê đối với trẻ nhỏ hoặc người bệnh kém hợp tác.
3.2. Kỹ thuật
- Bước 1: gọt giác mạc: dùng dao tròn gọt sạch tổ chức giác mạc bệnh lý, nếu ổ loét thủng dính mống mắt cần tách mống mắt khỏi vị trí dính.
- Bước 2: xử lý màng ối: màng ối tươi được bỏ từ ngăn đông lạnh ra ngoài trước khi phẫu thuật 30 phút. Trước khi phẫu thuật rửa lại màng ối bằng dung dịch muối sinh lý pha kháng sinh (gentamycin 0,3%). Màng ối đông khô.
- Bước 3: ghép màng ối: cắt mảnh màng ối đủ diện tích cần ghép và đặt vào vùng giác mạc định ghép. Có thể đặt 1 lớp màng ối nếu loét giác mạc nông kh và nhiều lớp màng ối nếu loét sâu hoặc thủng. Khâu cố định mảnh ghép vào giác mạc bằng chỉ mũi rời 10-0. Trong trường hợp thủng giác mạc cần tái tạo tiền phòng bằng hơi, tách dính mống mắt ở các góc tiền phòng. Nếu mặt sau giác mạc hoặc trong tiền phòng có màng xuất tiết dai dẳng có thể rửa tiền phòng.
- Bước 4: kết thúc phẫu thuật: kiểm tra độ bám của màng ối, độ sâu tiền phòng, đặt kính tiếp xúc. Tra kháng sinh.
Theo quy định trên, các bước tiến hành phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc như sau:
Bước 1. Kiểm tra bệnh án theo quy định.
Bước 2. Kiểm tra người bệnh: Tiến hành kiểm tra tình trạng mắt trước phẫu thuật.
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc như sau:
- Vô cảm: Tiến hành gây tê tại chỗ, tra thuốc tê bề mặt nhãn cầu và tiêm tê cạnh nhãn cầu (Lidocain 2%, xylocain 2%...). Gây mê đối với trẻ nhỏ hoặc người bệnh kém hợp tác.
- Kỹ thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc theo các bước được quy định cụ thể trên.
Trong và sau phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc có thể có những biến chứng như thế nào?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét, thủng giác mạc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT GHÉP MÀNG ỐI ĐIỀU TRỊ LOÉT, THỦNG GIÁC MẠC
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong phẫu thuật
- Chảy máu nếu chạm vào tân mạch giác mạc: tra dung dịch adrenalin 1% để gây co mạch giảm chảy máu.
- Thủng giác mạc khi gọt sâu: có thể dùng màng ối nhiều lớp hoặc ghép giác mạc nếu có nguyên liệu ghép.
2. Sau phẫu thuật
- Phù nề mi, kết mạc và mảnh ghép: dùng dung dịch ưu trương và thuốc chống phù nề.
- Đọng dịch hoặc xuất huyết dưới mảnh ghép: có thể chích tháo dịch hoặc xuất huyết.
- Tuột chỉ, bong mảnh ghép:
+ Nếu bong 1 phần: đặt kính tiếp xúc và theo dõi.
+ Nếu bong rộng cần khâu cố định lại mảnh ghép.
Theo đó, trong phẫu thuật ghép màng ối điều trị loét giác mạc có thể:
- Chảy máu nếu chạm vào tân mạch giác mạc: tra dung dịch adrenalin 1% để gây co mạch giảm chảy máu.
- Thủng giác mạc khi gọt sâu: có thể dùng màng ối nhiều lớp hoặc ghép giác mạc nếu có nguyên liệu ghép.
Sau phẫu thuật có thể có biến chứng:
- Phù nề mi, kết mạc và mảnh ghép: dùng dung dịch ưu trương và thuốc chống phù nề.
- Đọng dịch hoặc xuất huyết dưới mảnh ghép: có thể chích tháo dịch hoặc xuất huyết.
- Tuột chỉ, bong mảnh ghép:
+ Nếu bong 1 phần: đặt kính tiếp xúc và theo dõi.
+ Nếu bong rộng cần khâu cố định lại mảnh ghép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?