Trong trường hợp vật chứng trong thi hành án dân sự không thể di chuyển về kho vật chứng thì xử lý thế nào?
Trong trường hợp vật chứng trong thi hành án dân sự không thể di chuyển về kho vật chứng thì xử lý thế nào?
Trong trường hợp vật chứng không thể di chuyển về kho vật chứng thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 11 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù như sau:
Tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù
1. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể di chuyển về kho vật chứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP và Nghị định số 70/2013/NĐ-CP, cơ quan thi hành án dân sự nhận chuyển giao từ cơ quan điều tra tại nơi đang bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ và đề nghị cơ quan điều tra chuyển giao các loại tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc giao bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ.
Cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp vật chứng, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng, tài sản tạm giữ trông giữ, bảo quản. Trường hợp các cá nhân, tổ chức nêu trên không tiếp tục nhận trông giữ, bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuê tổ chức, cá nhân khác trông giữ, bảo quản.
Như vậy, trong trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ không thể di chuyển về kho vật chứng thì:
- Cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp vật chứng, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng, tài sản tạm giữ trông giữ, bảo quản.
- Trường hợp các cá nhân, tổ chức nêu trên không tiếp tục nhận trông giữ, bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuê tổ chức, cá nhân khác trông giữ, bảo quản.
Việc bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư 01/2017/TT-BTP, việc bảo quản, kiểm kê vật chứng, tài sản tạm giữ; trích xuất vật chứng thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023).
Vật chứng, tài sản tạm giữ là loại mau hỏng hoặc có thể bị trích xuất hoặc thuộc vụ việc đã có bản án, quyết định của Tòa án phải được bảo quản, sắp xếp ở vị trí thuận lợi, dễ dàng cho việc xử lý.
Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân khác, nơi có vật chứng, tài sản tạm giữ bảo quản theo quy định, định kỳ hàng tháng, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm kiểm tra việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ.
Việc kiểm tra vật chứng, tài sản phải được lập biên bản, ghi rõ giờ, ngày, tháng năm kiểm tra; tên, số lượng và tình trạng của từng loại vật chứng, tài sản, có chữ ký của kế toán, thủ kho và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và người được giao bảo quản.
Trường hợp xét thấy việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ không đảm bảo an toàn thì phải yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân được giao (hoặc thuê) bảo quản có biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn hoặc xem xét, giao (hoặc thuê) tổ chức, cá nhân khác bảo quản.
Trước đây, trích xuất vật chứng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023).
Trường hợp vật chứng trong thi hành án dân sự bị mất, hư hỏng thì xử lý thế nào?
Theo Điều 14 Thông tư 01/2017/TT-BTP, khi phát hiện vật chứng, tài sản tạm giữ đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng bị mất, hư hỏng, không còn giá trị, biến chất nguy hiểm, có thể gây mất an toàn thì xử lý như sau:
- Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ bị mất thì phải làm rõ trách nhiệm và phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra; xác minh làm rõ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, xử lý kỷ luật hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm.
- Đối với tang vật, tài sản tạm giữ bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng thì thực hiện tiêu hủy theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự 2008 và khoản 1, khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023).
Trước đây nội dung này được quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023)
- Đối với tang vật, tài sản tạm giữ bị biến chất nguy hiểm, có thể gây mất an toàn thì phối hợp với các cơ quan chuyên môn để trao đổi, thống nhất phương án và tiến hành xử lý, đảm bảo an toàn đối với con người và vệ sinh, môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người được thuê làm giám đốc không?
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền từ chối yêu cầu của các bên có liên quan không?
- Tải mẫu mới nhất phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị hợp đồng dịch vụ tư vấn? Lưu ý khi lập phụ lục?
- Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
- Việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng được quy định thế nào? Ai có trách nhiệm tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng?