Trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được dựa trên các tiêu chí nào?

Cho tôi hỏi trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được dựa trên các tiêu chí nào? Việc xác định thiệt hại được bồi thường như thế nào? - Câu hỏi của anh Ngọc (Bình Dương)

Trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được dựa trên các tiêu chí nào?

Tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra

Tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra (Hình từ Internet)

Điều 23 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này. Thời điểm để xác định hiện trạng tài sản làm căn cứ tính mức bồi thường là thời điểm thiệt hại xảy ra.

Tại Điều 3 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định việc xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 23 của Luật
1. Giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng trên thị trường quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật là giá giao dịch phổ biến trung bình trên thị trường của 03 tài sản đó do 03 cơ sở kinh doanh khác nhau trên thị trường cung cấp.
2. Thị trường quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật là thị trường trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là thị trường cấp huyện) nơi phát sinh thiệt hại thực tế.
Trường hợp thị trường cấp huyện nơi phát sinh thiệt hại thực tế không có tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng thì thị trường là thị trường cấp huyện gần nhất với nơi phát sinh thiệt hại thực tế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Mức độ hao mòn của tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định.
7. Thời điểm thiệt hại xảy ra quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 23 của Luật là ngày phát sinh thiệt hại thực tế.

Trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định căn cứ dựa vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm thiệt hại xảy ra.

Việc xác định thiệt hại được bồi thường như thế nào? Có được tính lãi không?

Theo Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Xác định thiệt hại được thực hiện như sau:

Xác định thiệt hại
1. Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Giá trị thiệt hại được bồi thường được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 43 của Luật này hoặc tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 và Điều 55 của Luật này. Trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này thì giá trị thiệt hại vẫn được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường trước đó.
3. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được bồi thường quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 23, Điều 24, các khoản 1, 2 và 3 Điều 25, các khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều 26, khoản 3 Điều 27 của Luật này được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến khi chấm dứt thiệt hại đó.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi và chi phí khác theo quy định.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra như thế nào?

Theo Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định hồ sơ yêu cầu bồi thường phải bao gồm theo quy định sau:

1. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
b) Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
c) Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.
4. Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.
Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường, chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Bồi thường nhà nước Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Bồi thường Nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bao gồm những tài liệu, giấy tờ gì?
Pháp luật
Trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì việc đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường sẽ xảy ra trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Thương lượng việc bồi thường trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện nay được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan giải quyết bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sẽ có những trách nhiệm gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính thì những hành vi nào thuộc phạm vi được bồi thường?
Pháp luật
Giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì các hành vi nào bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Cây xanh ngã đổ gây thiệt hại có thuộc trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc cơ quan nào? Cục Bồi thường nhà nước có những chức năng gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường nhà nước
549 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào