Trong tố tụng hành chính, khi người làm chứng được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập thì ai có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng?
- Trong tố tụng hành chính, khi người làm chứng được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập thì ai có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng?
- Chi phí cho người làm chứng trong tố tụng hành chính được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập gồm những chi phí gì?
- Người làm chứng tại phiên họp giải quyết vụ án hành chính được hưởng chế độ thù lao cho người làm chứng so với người làm chứng khi tham gia phiên tòa như thế nào?
Trong tố tụng hành chính, khi người làm chứng được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập thì ai có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng?
Theo khoản 1 Điều 62 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Căn cứ theo Điều 45 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định Cơ quan có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng như sau:
Cơ quan có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng
Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người làm chứng có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng. Chi phí cho người làm chứng được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Theo quy định trên, trong tố tụng hành chính, cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người làm chứng có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng. Chi phí cho người làm chứng được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Chi phí cho người làm chứng trong tố tụng hành chính (Hình từ Internet)
Chi phí cho người làm chứng trong tố tụng hành chính được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập gồm những chi phí gì?
Căn cứ theo Điều 46 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Mức chi phí cho người làm chứng như sau:
Mức chi phí cho người làm chứng
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí lưu trú;
d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại (nếu có);
c) Chi phí lưu trú (nếu có);
d) Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
...
Như vậy, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng hành chính triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau:
- Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng;
- Chi phí đi lại (nếu có);
- Chi phí lưu trú (nếu có);
- Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 81/2014/NĐ-CP là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc làm chứng được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng tại phiên họp giải quyết vụ án hành chính được hưởng chế độ thù lao cho người làm chứng so với người làm chứng khi tham gia phiên tòa như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
...
3. Người làm chứng, người phiên dịch tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng, chế độ tiền công cho người phiên dịch bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng, người phiên dịch khi tham gia phiên tòa quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này.
Theo đó, người làm chứng tại phiên họp giải quyết vụ án hành chính được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng khi tham gia phiên tòa quy định tại Điều 16 Nghị định 81/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng
1. Chi phí tiền lương cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Chi phí tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng.
b) Mức tiền lương cho người làm chứng được hưởng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
2. Thù lao cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Thù lao cho người làm chứng áp dụng cho các trường hợp không hưởng tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Mức thù lao cho người làm chứng được hưởng bằng 100% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
Lưu ý: Pháp lệnh này quy định về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng và người phiên dịch trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính (sau đây gọi chung là chi phí trong tố tụng) theo Điều 1 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?