Trong tố tụng dân sự, người tham gia tố tụng có được sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình không?
- Quy định về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng dân sự như thế nào?
- Người nước ngoài có được dùng tiếng nói của họ trong tố tụng dân sự không?
- Người phiên dịch, dịch thuật trong tố tụng dân sự là ai?
- Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch trong tố tụng dân sự như thế nào?
- Ai có thẩm quyền thay đổi người phiên dịch trong tố tụng dân sự?
Quy định về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng dân sự như thế nào?
Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng dân sự cụ thể như sau:
"Điều 20. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại."
Người nước ngoài có được dùng tiếng nói của họ trong tố tụng dân sự không?
Dựa vào quy định trên, cụ thể là tại Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng dân sự quy định cụ thể là người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Trong trường hợp này, nếu muốn hiểu được mọi người đang nói gì thì có thể hỏi người phiên dịch, dịch thuật theo quy định của pháp luật.
Người nước ngoài có được sử dụng tiếng nói của mình khi tham gia tố tụng tại Việt Nam không?
Người phiên dịch, dịch thuật trong tố tụng dân sự là ai?
Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người phiên dịch, dịch thuật trong tố tụng dân sự cụ thể như sau:
"Điều 81. Người phiên dịch
1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
2. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó."
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch trong tố tụng dân sự như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
"Điều 82. Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
1. Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên."
Ai có thẩm quyền thay đổi người phiên dịch trong tố tụng dân sự?
Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thay đổi người phiên dịch trong tố tụng dân sự cụ thể như sau:
(1) Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Chánh án Tòa án quyết định.
(2) Tại phiên tòa, phiên họp, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp. Việc trưng cầu người giám định khác hoặc thay người phiên dịch khác được thực hiện theo quy định tại Điều 79 và Điều 81 của Bộ luật này
Theo quy định trên thì Chánh án Tòa án sẽ quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa. Tại phiên tòa, phiên họp thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thẩm quyền thay đổi người phiên dịch.
Như vậy, theo như quy định của pháp luật thì người nước ngoài có thể dùng tiếng nước họ trong tố tụng dân sự. Nếu người tham gia tố tụng là người không thể nói tiếng Việt thì vẫn sẽ được tham gia phiên tòa cùng với người phiên dịch.
Trên đây là quy định về việc sử dụng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt trong tố tụng dân sự và một số thông tin về người phiên dịch mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế 2025? Tải Nghị định 02/2025/NĐ-CP pdf ở đâu?
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?