Trong tố tụng dân sự khi thực hiện giao nộp chứng cứ có bắt buộc phải có quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự hay không?
- Trong tố tụng dân sự, quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự là kết luận của Thẩm phán trong buổi hòa giải trước đó đúng không?
- Trong tố tụng dân sự, không có Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự trong buổi hòa giải thì có sai quy định pháp luật hay không?
- Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề gì?
Trong tố tụng dân sự, quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự là kết luận của Thẩm phán trong buổi hòa giải trước đó đúng không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
...
2. Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
b) Địa điểm tiến hành phiên họp;
…
e) Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.”
Theo đó, Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự ở đây là kết luận của Thẩm phán về những vấn đề đã được thống nhất hoặc chưa thống nhất trong buổi hòa giải truớc đó.
“Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự” là kết luận của Thẩm phán trong buổi hòa giải trước đó đúng không?
Trong tố tụng dân sự, không có Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự trong buổi hòa giải thì có sai quy định pháp luật hay không?
Về nội dung trong buổi hòa giải, tại khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.”
Theo đó, Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự chính là kết luận của Thẩm phán trong buổi hòa giải truớc đó. Nguyên đơn trình bày nội dung gì, có được chấp nhận hay không? Bị đơn trình bày nội dung, có được chấp nhận hay không?
Như vậy, căn cứ theo khoản 2 Điều 211 thì “Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự” là bắt buộc phải có trong biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề gì?
Theo khoản 2 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định liên quan đến Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự:
- Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
- Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
- Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có được hỗ trợ trong hoạt động khuyến công?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày bao nhiêu âm, có phải ngày lễ lớn? Ngày 6 tháng 12 là ngày gì đối với Hội Cựu chiến binh Việt Nam?