Trong tiêu chí xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì giải Vàng, giải Bạc quốc gia là những giải thưởng nào?
- Trong tiêu chí xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì giải Vàng, giải Bạc quốc gia là những giải thưởng nào?
- Hội đồng các cấp trong việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú là cố định hay thay đổi theo từng đợt xét tặng?
- Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được quy định như thế nào?
Trong tiêu chí xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì giải Vàng, giải Bạc quốc gia là những giải thưởng nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giải Vàng quốc gia là giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Vàng tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
2. Giải Bạc quốc gia là giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
...
Như vậy trong tiêu chí xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì giải Vàng quốc gia, giải Bạc quốc gia là:
- Giải Vàng quốc gia:
+ Giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam
+ Giải Huy chương Vàng tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
- Giải Bạc quốc gia:
+ Giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam
+ Giải Huy chương Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú
Hội đồng các cấp trong việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú là cố định hay thay đổi theo từng đợt xét tặng?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp
1. Hội đồng được thành lập theo từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” không tham gia các cấp Hội đồng.
3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.
4. Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
5. Hội đồng xem xét, đánh giá về từng cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này.
6. Hội đồng cấp trên chỉ tiếp nhận và xem xét các hồ sơ do Hội đồng cấp dưới trình theo thủ tục quy định tại các Điều 14, 15 và 16 của Nghị định này.
Như vậy Hội đồng các cấp trong việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú được thành lập theo từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
1. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” sử dụng để chi cho các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, triển khai Kế hoạch xét tặng danh hiệu tại Hội đồng các cấp;
b) Trả thù lao cho các thành viên Hội đồng các cấp, thư ký và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu;
c) Tổ chức phiên họp Hội đồng các cấp;
d) Công bố thông tin về kết quả xét tặng của Hội đồng các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
đ) Họp báo công bố kết quả của Hội đồng các cấp;
e) Tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;
g) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Mức chi cụ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được quy định như sau:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng cấp Nhà nước; tổ chức lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và các chi phí liên quan khác theo quy định của pháp luật;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng của Hội đồng cấp cơ sở và Hội đồng cấp Bộ, tỉnh;
c) Tiền thưởng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được bố trí trong kinh phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Như vậy kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý từ 2/12/2024 như thế nào?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã mới nhất là mẫu nào?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 20/12/2024 theo Nghị định 162 như thế nào?
- Mẫu quyết định giải thể hội mới nhất là mẫu nào? Quyết định giải thể hội có hiệu lực thì hội có bị chấm dứt hoạt động?
- Hàn the là chất gì? Hàn the có bị cấm không? Cơ sở sản xuất giò, chả có chứa hàn the bị phạt bao nhiêu tiền?