Trong quyền vận tải biển nội địa thì các đối tượng vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam bao gồm những đối tượng nào?
- Điểm nhận và điểm trả của vận tải biển nội địa thuộc vùng biển Việt Nam phải không?
- Trong quyền vận tải biển nội địa thì các đối tượng vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam bao gồm những đối tượng nào?
- Ai có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải biển nội địa trong trường hợp để phòng, chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp?
Điểm nhận và điểm trả của vận tải biển nội địa thuộc vùng biển Việt Nam phải không?
Điểm nhận và điểm trả của vận tải biển nội địa thuộc vùng biển Việt Nam được quy định tại Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Vùng quay trở là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở.
19. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng.
20. Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải.
21. Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.
22. Báo hiệu hàng hải là các công trình, thiết bị chỉ dẫn hành hải, bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến điện tử, được thiết lập và vận hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn.
23. Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc vùng biển Việt Nam.
24. Kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, báo hiệu hàng hải, hệ thống thông tin điện tử hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ và các công trình hàng hải khác được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam để phục vụ hoạt động hàng hải.
25. GT là ký hiệu viết tắt của tổng dung tích của tàu biển được xác định theo Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì điểm nhận và điểm trả của vận tải biển nội địa thuộc vùng biển Việt Nam.
Trong quyền vận tải biển nội địa thì các đối tượng vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam bao gồm những đối tượng nào? (Hình từ internet)
Trong quyền vận tải biển nội địa thì các đối tượng vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam bao gồm những đối tượng nào?
Trong quyền vận tải biển nội địa thì các đối tượng vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam bao gồm những đối tượng được quy định tại Điều 8 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Quyền vận tải biển nội địa
1. Hàng hóa, hành khách và hành lý vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển nội địa bằng đường biển phải đáp ứng điều kiện do Chính phủ quy định.
2. Việc vận chuyển nội địa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng; giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành lý bị ách tắc tại cảng khi tàu biển Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này không có đủ khả năng vận chuyển;
b) Vận chuyển hành khách và hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại bằng phương tiện trung chuyển của tàu khách đó;
c) Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thẩm quyền, thủ tục cấp phép cho tàu biển quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quyền vận tải biển nội địa thì đối tượng vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam bao gồm:
- Hàng hóa;
- Hành khách;
- Hành lý.
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải biển nội địa trong trường hợp để phòng, chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp?
Người có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải biển nội địa trong trường hợp để phòng, chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp được quy định tại Điều 4 Thông tư 50/2016/TT-BGTVT như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải biển nội địa
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa trong các trường hợp sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng; giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành lý bị ách tắc tại cảng khi tàu biển Việt Nam không đủ khả năng vận chuyển;
b) Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
2. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài vận chuyển hành khách, hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại bằng phương tiện trung chuyển của tàu khách đó.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải biển nội địa trong trường hợp để phòng, chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?