Trong quản lý thức ăn nuôi tôm hữu cơ thì không được phép cho tôm ăn các loại chất, loại thức ăn nào?

Cho tôi hỏi trong việc quản lý thức ăn khi nuôi tôm hữu cơ thì các chất, loại thức ăn nào không được cho tôm ăn? Kiểm soát ô nhiễm tại cơ sở nuôi tôm hữu cơ như thế nào? Yêu cầu đối với việc thu hoạch , vận chuyển tôm nguyên liệu và sơ chế tôm thế nào? - Câu hỏi của anh Khắc Chánh (Vĩnh Long).

Trong quản lý thức ăn nuôi tôm hữu cơ thì không được phép cho tôm ăn các loại chất, loại thức ăn nào?

 nuôi tôm hữu cơ

Nuôi tôm hữu cơ (Hình từ Internet)

Căn cứ theo tiết 5.1.8.7 tiểu mục 5.1.8 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ quy định các loại chất, thức ăn sau đây không được cho tôm ăn khi nuôi tôm hữu cơ:

- Urê, các chất kháng sinh và hormon được sử dụng để kích thích tăng trưởng, các chất tăng trường tổng hợp.

- Các sản phẩm bảo quản thức ăn ủ chua, ngoại trừ:

+ Các phụ gia là vi khuẩn, phụ gia là enzym có nguồn gốc vi khuẩn, vi nấm và thực vật;

+ Các phụ phẩm từ công nghệ chế biến thực phẩm (ví dụ: whey, mật rỉ);

+ Axit lactic, axit propionic và axit formic.

- Các chất tổng hợp nhằm kích thích ngon miệng hoặc điều vị.

- Chất tạo màu tổng hợp.

Kiểm soát ô nhiễm tại cơ sở nuôi tôm hữu cơ như thế nào?

Tại tiểu mục 5.1.11 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ quy định đối với việc kiểm soát ô nhiễm tại cơ sở nuôi tôm hữu cơ như sau:

Kiểm soát ô nhiễm
5.1.11.1 Cơ sở nuôi phải nêu chi tiết các tác động môi trường của hoạt động nuôi tôm, việc giám sát môi trường và các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường thủy sinh và trên cạn xung quanh, bao gồm hạn chế tích tụ chất thải và giảm thiểu tác động đến sự di cư và sinh sản của quần thể động vật thủy sản tự nhiên bản địa và các loài bản địa khác (ví dụ: động vật ăn thịt, chim).
5.1.11.2 Đối với hệ thống nuôi mở, đơn vị nuôi phải được bố trí và quản lý sao cho việc tích tụ bùn thải tại đơn vị nuôi không vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tại chỗ. Cơ sở nuôi phải có kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng hòa tan và chất dinh dưỡng dạng hạt để đánh giá được khả năng tự làm sạch của môi trường và duy trì được tình trạng này.
5.1.11.3 Nên tái sử dụng chất dinh dưỡng bằng cách nuôi đa loài.
5.1.11.4 Nếu nuôi tôm trong ao, bể, mương nước, cơ sở nuôi phải trang bị bể lọc sử dụng vật liệu tự nhiên, ao lắng, bộ lọc sinh học, bộ lọc cơ học hoặc chất làm sạch để thu gom chất dinh dưỡng dư thừa. Có thể sử dụng các loài thực vật và/hoặc động vật có khả năng cải thiện chất lượng nước.
5.1.11.5 Trong hệ thống nuôi tôm chỉ được sử dụng các sản phẩm có thể tái chế hoặc có độ bền cao.
5.1.11.6 Mọi chất thải từ cơ sở nuôi phải được thu gom và xử lý đúng quy định.
a) Thức ăn dư thừa, phân thải và xác động vật chết đã thu gom phải được xử lý theo quy định và không gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
b) Các thiết bị không còn được sử dụng cho hoạt động nuôi tôm thì phải được tái sử dụng hoặc tái chế, nếu có thể.

Yêu cầu đối với việc thu hoạch , vận chuyển tôm nguyên liệu và sơ chế tôm thế nào?

Khi nuôi tôm hữu cơ thì yêu cầu đối với việc thu hoạch , vận chuyển tôm nguyên liệu và sơ chế tôm cần tuân thủ theo quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 là:

- Các kỹ thuật sử dụng để bắt và thu hoạch tôm phải hạn chế gây căng thẳng sinh lý hoặc tổn thương cho tôm và phải bảo tồn môi trường sống tự nhiên. Để giữ tôm ở mức độ căng thẳng tối thiểu, chỉ được áp dụng biện pháp thiết yếu.

- Phương tiện sử dụng để thu hoạch và vận chuyển phải phù hợp với từng loài tôm.

- Phải đảm bảo chất lượng nước sử dụng khi thu hoạch tôm và vận chuyển tôm sống (ví dụ: nhiệt độ, nồng độ oxy), đảm bảo mật độ tôm đáp ứng các yêu cầu về phúc lợi của tôm nuôi khi vận chuyển tôm đến nơi tiêu thụ và nơi sơ chế tôm.

- Nếu bảo quản và vận chuyển tôm ướp đá, phải đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm của nước và nước đá được sử dụng.

- Không được sử dụng hóa chất gây mê, độc tố gây liệt cơ và cacbon dioxit.

- Phải giảm thiểu sự căng thẳng của tôm trước và trong quá trình sơ chế.

- Việc thu hoạch, vận chuyển, sơ chế và xử lý tiếp theo đối với tôm hữu cơ và tôm không hữu cơ phải được tách biệt theo thời gian hoặc không gian để tránh làm mất trạng thái hữu cơ của tôm.

Nuôi tôm
Nuôi tôm hữu cơ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu đối với sử dụng thuốc thú y khi nuôi tôm hữu cơ là gì? Có chất nào không được sử dụng hay không?
Pháp luật
Trong quản lý thức ăn nuôi tôm hữu cơ thì không được phép cho tôm ăn các loại chất, loại thức ăn nào?
Pháp luật
Trong nuôi trồng tôm hữu cơ công đoạn chọn giống tôm phải thực hiện như thế nào? Yêu cầu đối với địa điểm nuôi tôm là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi tôm
1,028 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi tôm Nuôi tôm hữu cơ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi tôm Xem toàn bộ văn bản về Nuôi tôm hữu cơ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào