Trong quản lý nhà nước về sĩ quan thì trách nhiệm của các cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Quản lý nhà nước về sĩ quan bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 45 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan
Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan bao gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sĩ quan;
2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan;
3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng sĩ quan; chính sách, chế độ đối với đội ngũ sĩ quan;
4. Chỉ đạo, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với sĩ quan và việc thi hành các quy định của Luật này.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan bao gồm ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sĩ quan; lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan.
Đồng thời chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng sĩ quan; chính sách, chế độ đối với đội ngũ sĩ quan.
Chỉ đạo, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với sĩ quan và việc thi hành các quy định của Luật này.
Quản lý nhà nước về sĩ quan (Hình từ Internet)
Trong quản lý nhà nước về sĩ quan thì trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 46 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
Trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sĩ quan.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; đào tạo, cung cấp cho quân đội những cán bộ phù hợp với yêu cầu quân sự; ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm cho sĩ quan đã hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, có đủ điều kiện chuyển ngành theo kế hoạch của Chính phủ; bảo đảm điều kiện để thực hiện chính sách, chế độ đối với sĩ quan tại ngũ, sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và gia đình sĩ quan.
Theo đó, trong quản lý nhà nước về sĩ quan thì trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định tại Điều 46 nêu trên.
Trong đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sĩ quan và Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan.
Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về sĩ quan được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp như sau:
Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp
Chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Giáo dục hướng nghiệp, tạo nguồn đào tạo sĩ quan trong thanh niên;
2. Ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm đối với sĩ quan chuyển ngành, phục viên;
3. Đăng ký, quản lý, tạo điều kiện để sĩ quan dự bị hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sĩ quan và gia đình sĩ quan cư trú hợp pháp tại địa phương.
Theo đó, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về sĩ quan được quy định tại Điều 47 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm giáo dục hướng nghiệp, tạo nguồn đào tạo sĩ quan trong thanh niên và ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm đối với sĩ quan chuyển ngành, phục viên.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/DTMH/Ng%C3%A0y%2012/co-quan-quan-ly-nha-nuoc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/8/19/quan-ly-nha-nuoc-ve-nha-o.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/bo-xay-dung.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/Quan-ly-nha-o.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NPDT/2807/bo-noi-vu-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/quan-ly-nha-nuoc-vien-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/26082024/cong-bo-danh-muc-che-do-bao-cao-dinh-ky-trong-linh-vuc-gia-nam-2024.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PPH/quan-ly-nha-nuoc-thuc-hien-nq.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/25042024/duong-thuy-noi-dia.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/KL/trach-nhiem-quan-ly-nha-nuoc-ve-hien-xac.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/121022/giao-thong-duong-bo.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có tín hiệu trước khi vượt nhưng không xuyên suốt quá trình vượt xe vẫn có thể bị phạt tiền theo Nghị định 168?
- Chở 2 trẻ em dưới 12 tuổi từ năm 2025 có bị phạt không? Cha mẹ được chở thêm con nhỏ bao nhiêu tuổi?
- Thủ tục xét tặng danh hiệu 'Xã, phường, thị trấn tiêu biểu'? Đề nghị xét tặng danh hiệu cần những giấy tờ gì?
- Ùn tắc giao thông đường bộ là gì? Giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ như thế nào theo quy định mới?
- Thủ tục xét tặng danh hiệu Thôn, tổ dân phố văn hóa thế nào? Đề nghị xét tặng danh hiệu cần giấy tờ gì?