Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 năm 16/1999/QH10 áp dụng 2024

Số hiệu: 16/1999/QH10 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 21/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/1999/QH10

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1999

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 16/1999/QH10 VỀ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Để xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng.

Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu của sĩ quan do Chính phủ quy định.

Điều 2. Vị trí, chức năng của sĩ quan

Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan

Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 4. Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

Điều 5. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ

Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;

3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

5. Sĩ quan dự bị.

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan

1. Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật này.

2. Sĩ quan được Nhà nước bảo đảm về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.

Điều 7. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.

2. Sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.

3. Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.

4. Sĩ quan dự bị hạng một, sĩ quan dự bị hạng hai là sĩ quan thuộc ngạch dự bị, được phân hạng theo hạn tuổi dự bị hạng một, dự bị hạng hai quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.

5. Sĩ quan chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.

6. Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.

7. Sĩ quan hậu cần là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.

8. Sĩ quan kỹ thuật là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.

9. Sĩ quan chuyên môn khác là sĩ quan đảm nhiệm công tác trong các ngành không thuộc các nhóm ngành sĩ quan quy định tại các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều này.

10. Phong cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định trao cấp bậc quân hàm cho người trở thành sĩ quan.

11. Thăng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định đề bạt sĩ quan lên cấp bậc quân hàm cao hơn.

12. Giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định hạ cấp bậc quân hàm hiện tại của sĩ quan xuống cấp bậc quân hàm thấp hơn.

13. Tước quân hàm sĩ quan là quyết định huỷ bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.

14. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ là sĩ quan chuyển ra ngoài quân đội.

15. Chuyển ngạch sĩ quan là chuyển sĩ quan từ ngạch sĩ quan tại ngũ sang ngạch sĩ quan dự bị hoặc ngược lại.

16. Chuyển hạng sĩ quan dự bị là chuyển sĩ quan dự bị từ hạng một sang hạng hai.

17. Giải ngạch sĩ quan dự bị là chuyển ra khỏi ngạch sĩ quan dự bị.

Điều 8. Ngạch sĩ quan

Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.

Điều 9. Nhóm ngành sĩ quan

Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:

1. Sĩ quan chỉ huy, tham mưu;

2. Sĩ quan chính trị;

3. Sĩ quan hậu cần;

4. Sĩ quan kỹ thuật;

5. Sĩ quan chuyên môn khác.

Điều 10. Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan

Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:

1. Cấp Uý có bốn bậc:

Thiếu uý;

Trung uý;

Thượng uý;

Đại uý.

2. Cấp Tá có bốn bậc:

Thiếu tá;

Trung tá;

Thượng tá;

Đại tá.

3. Cấp Tướng có bốn bậc:

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

Đại tướng.

Điều 11. Chức vụ của sĩ quan

1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

Trung đội trưởng;

Đại đội trưởng;

Tiểu đoàn trưởng;

Trung đoàn trưởng, Huyện đội trưởng;

Lữ đoàn trưởng;

Sư đoàn trưởng, Tỉnh đội trưởng;

Tư lệnh Quân đoàn;

Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng;

Chủ nhiệm Tổng cục;

Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Các chức vụ thuộc Bộ đội Biên phòng, binh chủng, cơ quan, nhà trường và các lĩnh vực khác tương đương với các chức vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các chức vụ còn lại do cấp có thẩm quyền quy định.

Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Điều 13. Tuổi phục vụ của sĩ quan

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị được quy định như sau:

1. Theo cấp bậc quân hàm:

Cấp Uý: tại ngũ 44, dự bị hạng một 46, dự bị hạng hai 48;

Thiếu tá: tại ngũ 46, dự bị hạng một 49, dự bị hạng hai 52;

Trung tá: tại ngũ 49, dự bị hạng một 52, dự bị hạng hai 55;

Thượng tá: tại ngũ 52, dự bị hạng một 55, dự bị hạng hai 58;

Đại tá: tại ngũ 55, dự bị hạng một 58, dự bị hạng hai 60;

Cấp Tướng: tại ngũ 60, dự bị hạng một 63, dự bị hạng hai 65.

2. Theo chức vụ chỉ huy đơn vị:

Trung đội trưởng 30;

Đại đội trưởng 35;

Tiểu đoàn trưởng 40;

Trung đoàn trưởng 45;

Lữ đoàn trưởng 48;

Sư đoàn trưởng 50;

Tư lệnh Quân đoàn 55;

Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng 60.

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong các đơn vị kỹ thuật, chuyên môn, quân sự địa phương và dự bị động viên có thể cao hơn hạn tuổi cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại khoản này nhưng không quá 5 tuổi.

3. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất, năng lực, sức khoẻ và tự nguyện thì có thể được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ đến hết hạn tuổi dự bị hạng một; sĩ quan làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở nhà trường có thể được kéo dài đến hết hạn tuổi dự bị hạng hai; trường hợp đặc biệt có thể được kéo dài trên hạn tuổi dự bị hạng hai.

Điều 14. Trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan.

Chương 2:

QUÂN HÀM, CHỨC VỤ SĨ QUAN

Điều15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan

1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ cơ bản của sĩ quan được quy định như sau:

Trung đội trưởng Thượng uý;

Đại đội trưởng Đại uý;

Tiểu đoàn trưởng Thiếu tá;

Trung đoàn trưởng, Huyện đội trưởng Trung tá;

Lữ đoàn trưởng Thượng tá;

Sư đoàn trưởng, Tỉnh đội trưởng Đại tá;

Tư lệnh Quân đoàn Thiếu tướng;

Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng Trung tướng;

Chủ nhiệm Tổng cục Trung tướng;

Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Đại tướng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng.

2. Cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ tương đương với chức vụ tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này và các chức vụ còn lại do cấp có thẩm quyền quy định.

3. Sĩ quan ở đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt hoặc ở lực lượng quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trọng yếu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì cấp bậc quân hàm cao nhất cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 16. Đối tượng được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ

Những người sau đây được xét phong quân hàm sĩ quan tại ngũ:

1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu uý; trường hợp tốt nghiệp loại giỏi hoặc tốt nghiệp loại khá mà đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thì được phong quân hàm Trung uý;

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.

Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ

1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có ba điều kiện sau đây:

a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định;

b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ đang đảm nhiệm;

c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

Thiếu uý lên Trung uý 2 năm;

Trung uý lên Thượng uý 3 năm;

Thượng uý lên Đại uý 3 năm;

Đại uý lên Thiếu tá 4 năm;

Thiếu tá lên Trung tá 4 năm;

Trung tá lên Thượng tá 4 năm;

Thượng tá lên Đại tá 4 năm;

Thăng quân hàm cấp Tướng không quy định thời hạn.

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Trong thời chiến, thời hạn xét thăng quân hàm có thể được rút ngắn theo quy định của cấp có thẩm quyền.

3. Sĩ quan lập công đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc.

Điều 18. Thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn

Sĩ quan được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

1. Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;

2. Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên.

Điều 19. Kéo dài thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan

1. Sĩ quan đến thời hạn xét thăng quân hàm mà chưa đủ điều kiện thì được xét thăng quân hàm vào những năm tiếp theo, nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này; nếu hết thời hạn đó vẫn không được thăng quân hàm thì thôi phục vụ tại ngũ.

2. Trong thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách thì thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất một năm.

3. Sĩ quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm.

Điều 20. Mức thăng, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan

Việc thăng hoặc giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan mỗi lần chỉ được một bậc; trường hợp đặc biệt mới thăng hoặc giáng nhiều bậc.

Điều 21. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan

1. Sĩ quan được bổ nhiệm chức vụ khi có nhu cầu biên chế và đủ tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đảm nhiệm.

2. Việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây :

a) Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm;

b) Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;

c) Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này mà không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.

3. Sĩ quan có thể được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ có quy định cấp bậc quân hàm cao nhất thấp hơn cấp bậc quân hàm hiện tại trong những trường hợp sau đây:

a) Tăng cường cho nhiệm vụ đặc biệt;

b) Thay đổi tổ chức, biên chế;

c) Điều chỉnh để phù hợp với năng lực, sức khoẻ của sĩ quan.

Điều 22. Quan hệ cấp bậc, chức vụ của sĩ quan

Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan có cấp bậc quân hàm thấp hơn; trường hợp sĩ quan có chức vụ cao hơn nhưng có cấp bậc quân hàm bằng hoặc thấp hơn cấp bậc quân hàm của sĩ quan thuộc quyền thì sĩ quan có chức vụ cao hơn là cấp trên.

Điều 23. Quyền tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan trong trường hợp khẩn cấp

Trường hợp khẩn cấp mà sĩ quan thuộc quyền không chấp hành mệnh lệnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sĩ quan có chức vụ từ Trung đoàn trưởng trở lên được quyền tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan đó và chỉ định người thay thế tạm thời, đồng thời phải báo cáo ngay cấp trên trực tiếp.

Điều 24. Biệt phái sĩ quan

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, sĩ quan tại ngũ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan

1. Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:

a) Chủ tịch nước bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

c) Việc bổ nhiệm các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật;

d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại.

2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm đến chức vụ, cấp bậc nào thì có quyền quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, nâng lương, điều động, biệt phái, miễn nhiệm, giao chức vụ thấp hơn, giáng chức, cách chức, tước quân hàm, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch, chuyển hạng và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ, cấp bậc đó.

Chương 3:

NGHĨA VỤ,TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN

Điều 26. Nghĩa vụ của sĩ quan

Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:

1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;

3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;

4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;

5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Điều 27. Trách nhiệm của sĩ quan

Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;

2. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;

3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

Điều 28. Những việc sĩ quan không được làm

Sĩ quan không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

Điều 29. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan biệt phái

Sĩ quan biệt phái có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi sau đây:

1. Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi như sĩ quan đang công tác trong quân đội; được cơ quan, tổ chức nơi đến biệt phái bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt;

2. Thực hiện nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng giao, làm tham mưu về nhiệm vụ quốc phòng và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức nơi đến biệt phái.

Điều 30. Đào tạo, bồi dưỡng đối với sĩ quan

1. Sĩ quan được Đảng và Nhà nước chăm lo, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển tài năng.

2. Sĩ quan được đào tạo, bồi dưỡng tại các trường trong và ngoài quân đội theo yêu cầu công tác.

Điều 31. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ

Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau:

1. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội; thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;

2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá 4 năm trở lên mà chưa được thăng quân hàm cấp Tướng thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan;

3. Nếu giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất;

4. Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;

5. Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;

6. Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

7. Được bảo đảm nhà ở, đăng ký hộ khẩu theo quy định của Chính phủ.

Điều 32. Chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ

1. Sĩ quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động và nghỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong thời chiến, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan; mọi sĩ quan đang nghỉ phải về ngay đơn vị.

Điều 33. Chăm sóc sức khoẻ sĩ quan tại ngũ và gia đình sĩ quan

1. Sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khoẻ; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí.

2. Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của Chính phủ.

Điều 34. Sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng

Khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, nếu sĩ quan có đủ điều kiện thì được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng và được hưởng mức lương không thấp hơn khi còn là sĩ quan.

Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ

1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ điều kiện nghỉ hưu;

b) Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này;

c) Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;

d) Đã quá thời hạn kéo dài xét thăng quân hàm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này mà vẫn không đủ tiêu chuẩn thăng quân hàm;

đ) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.

2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:

a) Nghỉ hưu;

b) Chuyển ngành;

c) Phục viên.

3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi dự bị hạng 2 quy định tại Điều 13 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.

Điều 36. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan

Sĩ quan được nghỉ hưu khi:

1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;

2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.

Điều 37. Quyền lợi của sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ

1. Sĩ quan nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:

a) Lương hưu tính trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này;

b) Sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộc hội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội;

c) Được chính quyền địa phương nơi sĩ quan cư trú hợp pháp đăng ký hộ khẩu, tạo điều kiện để làm ăn sinh sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được bảo đảm nhà ở hoặc đất ở theo quy định của Chính phủ;

d) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại các cơ sở quân y và dân y.

2. Sĩ quan chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:

a) Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với những sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức;

b) Bảo lưu mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;

c) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và cấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành; trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu;

d) Các quyền lợi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

3. Sĩ quan phục viên được hưởng quyền lợi sau đây:

a) Trợ cấp tạo việc làm và trợ cấp phục viên một lần;

b) Nếu có đủ 15 năm phục vụ trong quân đội trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

c) Các quyền lợi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

4. Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian đó để tính hưởng quyền lợi khi thôi phục vụ tại ngũ.

Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Điều này.

Chương 4:

SĨ QUAN DỰ BỊ

Điều 38. Hạng ngạch sĩ quan dự bị

Sĩ quan dự bị gồm có sĩ quan dự bị hạng một và sĩ quan dự bị hạng hai theo hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.

Điều 39. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị

Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:

1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;

2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;

3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.

Điều 40. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị phục vụ tại ngũ

Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền:

1. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với cán bộ, công chức, sinh viên và những người tốt nghiệp đại học trở lên ngoài quân đội;

2. Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:

a) Trong thời bình, đối với sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ; thời gian phục vụ tại ngũ là 2 năm;

b) Trong thời chiến, khi có lệnh tổng động viên, động viên cục bộ hoặc khi có nhu cầu sĩ quan làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức động viên cục bộ.

Điều 41. Bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị

Việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như sau:

1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm Thiếu uý sĩ quan dự bị;

2. Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng;

3. Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên và được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm;

4. Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

5. Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.

Điều 42. Trách nhiệm của sĩ quan dự bị

Sĩ quan dự bị có trách nhiệm sau đây:

1. Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;

2. Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

3. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;

4. Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.

Điều 43. Quyền lợi của sĩ quan dự bị

Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:

1. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;

2. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.

Điều 44. Chuyển hạng, giải ngạch sĩ quan dự bị

1. Sĩ quan dự bị hết hạn tuổi dự bị hạng một quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này thì chuyển sang sĩ quan dự bị hạng hai.

2. Sĩ quan dự bị hết hạn tuổi dự bị hạng hai hoặc không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì giải ngạch sĩ quan dự bị.

Việc chuyển hạng và giải ngạch sĩ quan dự bị do cấp có thẩm quyền quyết định.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SĨ QUAN

Điều 45. Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan

Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan bao gồm:

1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sĩ quan;

2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan;

3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng sĩ quan; chính sách, chế độ đối với đội ngũ sĩ quan;

4. Chỉ đạo, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với sĩ quan và việc thi hành các quy định của Luật này.

Điều 46. Trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sĩ quan.

2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; đào tạo, cung cấp cho quân đội những cán bộ phù hợp với yêu cầu quân sự; ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm cho sĩ quan đã hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, có đủ điều kiện chuyển ngành theo kế hoạch của Chính phủ; bảo đảm điều kiện để thực hiện chính sách, chế độ đối với sĩ quan tại ngũ, sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và gia đình sĩ quan.

Điều 47. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp

Chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Giáo dục hướng nghiệp, tạo nguồn đào tạo sĩ quan trong thanh niên;

2. Ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm đối với sĩ quan chuyển ngành, phục viên;

3. Đăng ký, quản lý, tạo điều kiện để sĩ quan dự bị hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

4. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sĩ quan và gia đình sĩ quan cư trú hợp pháp tại địa phương.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 48. Khen thưởng

Sĩ quan có thành tích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác; cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật này thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 49. Xử lý vi phạm

1. Sĩ quan vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Điều lệnh quản lý bộ đội, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Sĩ quan tạm thời không được mang quân hàm khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; sĩ quan bị phạt tù thì đương nhiên bị tước quân hàm khi bản án có hiệu lực pháp luật.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000.

Luật này thay thế Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 30 tháng 12 năm 1981 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1990.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 51. Quy định thi hành Luật

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 16/1999/QH10

Hanoi, December 21m 1999

 

LAW

ON VIETNAM PEOPLES ARMY OFFICERS

In order to build a strong contingent of officers of the Vietnam Peoples Army, acting as the core for building a revolutionary, regular, well-trained and gradually modern peoples army, which ensures the fulfillment of all assigned tasks and contribute to the building of the entire-peoples defense, building and firmly defending the socialist Vietnamese Fatherland;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law prescribes the officers of the Vietnam Peoples Army

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Officers of the Vietnam Peoples Army

The officers of the Vietnam Peoples Army (hereafter called officers) are cadres of the Communist Party of Vietnam and the State of the Socialist Republic of Vietnam, operating in the military domains and bestowed the rank of company officer, field officer or general officer by the State.

The military uniforms, shoulder straps and insignia of officers are stipulated by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The officers constitute the core of the army and the principal element of the contingent of military officials, who undertake the leading, commanding or managing posts or directly perform a number of other tasks, ensuring that the army is ready for combat and the fulfillment of any assigned tasks.

Article 3.- Leading, commanding and managing officers

The contingent of officers is placed under the absolute, direct and comprehensive leadership of the Communist Party of Vietnam, the supreme command of the State President, the unified management of the Government and the direct command and management of the Minister of Defense.

Article 4.- Recruitment conditions for training of officers

Citizens of the Socialist Republic of Vietnam who meet all criteria on politics, virtues, educational levels, health and age, wish and have capability to operate in the military domain may be recruited for training to be officers.

Article 5.- Supplementary sources of active officers

The following people shall be recruited to supplement the contingent of active officers:

1. Non-commissioned officers, cadets graduating from officers training schools or non-military universities;

2. Non-commissioned officers and men who have well fulfilled their combat tasks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Non-military officials and employees and persons with university or higher degrees, mobilized for service in the army and trained, fostered in the military programs under the stipulations of the Minister of Defense;

5. Reserve officers.

Article 6.- Rights, obligations and responsibilities of officers

1. Officers have the rights and obligations of citizens under the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam; have the rights, obligations and responsibilities as prescribed in this Law.

2. Officers are guaranteed by the State with the preferential policies and regimes suitable to the nature of the particular military activities.

Article 7.- Interpretation of terms

In this Law, the following terms are construed as follows:

1. Active officers are the officers of the standing force who are on active service in the army or sent on dispatch.

2. Dispatched officers are active officers who are sent to work in non-military agencies or organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Class-one reserve officers and class-two reserve officers are the reserve officers, classified according to ages for the class-one and class-two reserve as provided for in Clause 1, Article 13 of this Law.

5. Commanding and staff officers are the officers who undertake the tasks of combat operation, training and building of the military forces.

6. Political officers are the officers who undertake the Party work and political work.

7. Logistic officers are the officers who undertake the tasks of material supply for daily life, training and combat activities of the army.

8. Technical officers are the officers who undertake the technical work regarding weapons and equipment.

9. Other specialized officers are the officers who undertake the work in branches other than those performed by officers groups defined in Clauses 5, 6, 7 and 8 of this Article.

10. Officers rank bestowal means the decision to grant the military rank and grade to a to be-officer.

11. Officers rank promotion means the decision to promote an officer from a lower rank to a higher rank.

12. Officers rank demotion means the decision to demote an officer from a higher rank to a lower rank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14. Demobilized officers are the officers who have been transferred outside the army.

15. To change the officers status means to transfer an officer from the active status to the reserve status or vice versa.

16. To change the class of reserve officer means to transfer a reserve officer from class one to class two.

17. Discharge from the status of reserve officer means the transfer from the reserve officers status.

Article 8.- Statuses of officers

The officers are divided into two statuses: The active officers and the reserve officers.

Article 9.- Branch groups of officers

The officers cover the following branch groups:

1. The commanding, staff officers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The logistic officers;

4. The technical officers;

5. Other specialized officers.

Article 10.- Officers ranks and grades system

The officers ranks and grades system comprises three ranks and twelve grades:

1. The company officers rank includes four grades

Second lieutenant;

Lieutenant;

Senior lieutenant;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The field officers rank includes four grades:

Major;

Lieutenant colonel;

Senior lieutenant colonel;

Colonel.

3. The general rank include four grades:

Major general, naval rear-admiral;

Lieutenant general, naval vice-admiral;

Senior lieutenant general, naval admiral;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Posts of officers

1. Officers fundamental posts include:

Platoon leader;

Company commander;

Battalion commander;

Regiment commander, district military commander;

Brigade commander;

Division commander, provincial military commander;

Army corps commander;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



General Department director;

Chief of the General Staff, director of the Political General Department;

The Minister of Defense.

2. The posts of the Border Guard, services, agencies, schools and other fields similar to the posts defined in Clause 1 of this Article and the remaining posts shall be stipulated by the competent authorities.

Article 12.- Criteria of officers

1. General criteria:

a) Being politically steadfast, absolutely loyal to the Fatherland and people, the Communist Party of Vietnam and the State of the Socialist Republic of Vietnam; having the spirit of high revolutionary vigilance, being ready to fight, make sacrifice and fulfill all assigned tasks;

b) Having revolutionary virtues; being industrious, thrifty, incorruptible, upright, devoted and impartial; being exemplary in observing the lines and under-takings of the Party as well as policies and laws of the State; promoting democracy, strictly maintaining the army disciplines; respect and unite with people, with comrades-in arms; being trusted by the mass;

c) Having the political and military qualifications and the capability to creatively apply Marxism-Leninism, the Ho Chi Minh thoughts, the Partys and States lines, viewpoints and policies to the task of building the entire-people defense as well as the peoples army; having knowledge about the cultural, economic, social, legal and other matters; having the capability to carry out practical activities, meeting the requirements of the assigned tasks; having graduated from the training programs prescribed for each post;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The specific criteria for each officers post are stipulated by the competent authorities.

Article 13.- Service ages of officers

The maximum age limits for active officers and reserve officers are stipulated as follows:

1. According to officers ranks

The company rank: Active: 44, class-one reserve: 46, class-two reserve: 48;

Major: Active: 46, class-one reserve: 49, class-two reserve: 52;

Lieutenant colonel: Active: 49, class-one reserve: 52, class-two reserve: 55;

Senior lieutenant colonel: Active: 52, class-one reserve: 55, class-two reserve: 58;

Colonel: Active: 55, class-one reserve: 58, class-two reserve: 60

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. According to commanding posts:

Platoon leader 30

Company commander 35

Battalion commander 40

Regiment commander 45

Brigade commander 48

Division commander 50

Army corps commander 55

Military Zone commander, service commander 60

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. When the army has the demand, officers with full qualifications, capability, good health and voluntariness may extend their service in the army to the age limits for class-one reserve officers; officers engaged in scientific research and teaching at schools may extend their service to the age limits for class-two reserve officers; for special cases, the officers service may extend beyond the age limits for class-two reserve officers.

Article 14.- Responsibility to build the officers contingent

Within the scope of their respective functions, tasks and powers, agencies, organizations, peoples armed forces units and all citizens have the responsibility to build the contingent of officers.

Chapter II

OFFICERS’ RANKS AND POSTS

Article 15.- Highest ranks for officers posts

1. The highest ranks for officers fundamental posts are stipulated as follows:

Platoon leader: senior lieutenant;

Company commander: captain

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Regiment commander, district military commander: lieutenant colonel;

Brigade commander: senior lieutenant colonel;

Division commander, provincial military commander: colonel;

Army corps commander: Major general;

Military zone commander, army service commander: lieutenant general;

General Department director: lieutenant general;

Chief of the General Staff, director of the Political General Department: General;

Minister of Defense: General.

2. The highest ranks of posts corresponding to those defined in Clause 1, this Article and the remaining posts shall be stipulated by the competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Subjects entitled to be bestowed with ranks of active officers

The following persons shall be considered for bestowment of active officers ranks:

1. Cadets graduating from active officers training schools shall be bestowed the rank of second lieutenant; those who graduate with excellent grade or good grade but have already been engaged in combat, combat service or conferred the title of "Hero of the Peoples Armed Forces" or "Labor Hero" shall be bestowed the rank of lieutenant;

2. Non-commissioned officers and soldiers during war time; professional army men and military employees on active service; officials and employees outside the army and persons with university or higher degrees, who are mobilized for active service in the army and appointed to the officers posts, shall be bestowed the corresponding ranks of officers.

Article 17.- Rank promotion for active officers

1. Active officers shall be entitled to rank promotion when meeting the three following conditions:

a) Fully meeting the prescribed conditions;

b) Their current ranks are lower than the highest ranks prescribed for the posts they are holding;

c) Meeting the time limits for rank promotion consideration prescribed in Clause 2, this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



From second lieutenant to lieutenant 2 years;

From lieutenant to senior lieutenant 3 years;

From senior lieutenant to captain 3 years;

From captain to major 4 years;

From major to lieutenant colonel 4 years;

From lieutenant colonel to senior colonel 4 years;

From senior colonel to colonel 4 years;

The time limits for general rank promotion are not stipulated.

The time the officers study at schools shall be counted into the duration for rank promotion consideration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Officers recording exceptionally outstanding merits shall be considered for overskipping rank promotion.

Article 18.- Officers rank promotion ahead of time

Officers shall be considered for rank promotion ahead of the time limits prescribed in Clause 2, Article 17 of this Law in the following cases where:

1. They record outstanding exploits in combat or are awarded Orders for achievements in their work or scientific research;

2. They well fulfill their responsibilities and tasks of the current ranks which are two or more grades lower than the highest ranks prescribed for the posts the officers are holding.

Article 19.- Prolonging the time limits for officers rank promotion consideration

1. Those officers who are due for rank promotion consideration but fail to fully meet the prescribed conditions shall be considered for rank promotion in subsequent years, but not beyond the time limits prescribed in Clause 2, Article 17 of this Law; if past such time limits the officers still fail to be promoted, they shall be demobilized.

2. If during the promotion consideration time limit, officers are disciplined with warning, demotion or stripping or in the final year of the rank promotion consideration time limits, the officers are disciplined with reprimand, the promotion consideration time limits shall be prolonged for at least one year.

3. Demoted officers shall be considered for rank promotion after at least one year from the date of demotion if they make progress.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Officers are promoted or demoted only one grade at a time; only for special cases, multi-grade demotion or promotion shall apply.

Article 21.- Appointment and dismissal for officers posts

1. Officers shall be appointed to posts when there are staff demand and they fully meet the criteria prescribed for their incumbent posts.

2. The dismissal of officers from their posts shall be effected in the following cases:

a) When there is change in organization which no longer requires the posts being held by the officers;

b) The officers no longer satisfy the criteria and conditions for holding the current posts;

c) The officers are beyond the ages for active service in the army as provided for in Clause 1, Article 13 of this Law and are not allowed to prolong their active service in the army.

3. Officers may be assigned posts lower than their incumbent posts or posts with prescribed highest ranks being lower than their current ranks in the following cases where:

a) They are reinforced for special tasks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Adjustments are made for conformity with the officers capabilities and/or health conditions.

Article 22.- Relations among officers grades and posts

Officers with higher grades are the superior of the officers with lower grades; where officers with posts higher but grades equal or lower than the grades of officers under their management, the officers with higher posts shall be the superior.

Article 23.- The right to suspend the posts of officers in emergency cases

In emergency cases where officers refuse to obey orders which may cause serious consequences, the officers with the post of regiment commander or higher may suspend the posts held by such officers and appoint other persons to temporarily take their places, ant at the same time immediately report such to the immediate superiors.

Article 24.- Detachment of officers

Depending on the defense requirements and tasks, active officers shall be detached to work in non-military agencies and/or organizations by decisions of the competent authorities.

Article 25.- Competence to make decisions on officers

1. Competence for post appointment, rank bestowment and promotion for officers is stipulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The Prime Minister shall appoint General Department directors, Military Zone commanders, Army Service commanders, Army Corps commanders and corresponding posts; bestow and promote the ranks of Lieutenant General, Naval Vice Admiral, Major General and Naval Rear Admiral;

c) The appointment of posts in the Procuracy, Courts and Judgment Execution Bodies in the army shall comply with the provisions of law;

d) The Minister of Defense shall make post appointment and rank bestowment and promotion for the remaining cases.

2. Authorities competent to appoint any posts and bestow and promote any ranks shall have the right to prolong the active service of, to increase salaries for, to mobilize, detach, remove from posts, assign lower posts to, demote, strip, degrade, discharge from active service, officers of such posts and ranks, change the status, class and remove the status of reserve officers of such posts and ranks.

Chapter III

OBLIGATIONS, RESPONSIBILITIES AND INTERESTS OF OFFICERS

Article 26.- Obligations of officers

The officers shall have the following obligations:

1. To be ready to fight and sacrifice for the independence, sovereignty and territorial integrity of the Fatherland, to protect the Communist Party of Vietnam and the State of the Socialist Republic of Vietnam; to take part in national construction, to protect the property and interests of the State, agencies and organizations; to protect the life, property, legitimate rights and interests of individuals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To absolutely submit to their organizations and commanders; to strictly abide by the army rules, statutes, regimes and regulations; to keep the military and State secrets;

4. To constantly care for the material and spiritual interests of the army men;

5. To exemplarily observe and mobilize people to observe the Partys lines and undertakings and the States policies and laws; to respect and maintain close contact with people.

Article 27.- Responsibilities of officers

The officers shall have the following responsibilities:

1. To take responsibility before law and their superiors for the orders they issue, for the obedience to the superiors orders and the task performance by their subordinates.

2. To lead, command, manage and organize the implementation of all tasks of their units according to their assigned responsibilities; to ensure that their units strictly adhere to the Partys lines and undertakings, abide by the States laws and policies, the armys rules, statutes, regimes and regulations and are ready to fight and well fulfill all tasks in any circumstance and under any condition;

3. Upon receipt of orders from their commanders, if officers have grounds to believe that such orders contravene laws, they shall have to immediately report such to the persons who have issued such orders; in cases where they still have to obey the orders, they shall have to promptly report to the immediate superiors of the persons who have issued such orders and shall not have to bear responsibility for the consequences arising from the implementation of such orders.

Article 28.- Things must not be done by officers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29.- Obligations, responsibilities and interests of officers on detachment

Officers on detachment shall have the following obligations, responsibilities and interests:

1. To fulfill the obligations and responsibilities and enjoy the interests like officers on active service in the army; to be provided with working and living conditions by the agencies and/or organizations they are detached to.

2. To perform the tasks assigned by the Ministry of Defense providing advices on defense tasks and subject to the management by the agencies or organizations they are detached to.

Article 30.- Training and fostering for officers

1. Officers are cared for, encouraged and given conditions by the Party and the State to develop their talents.

2. Officers shall be trained and fostered at schools inside and outside the army according to work requirements.

Article 31.- Salary, allowance, dwelling houses and working conditions for active officers

Officers on active service shall be entitled to salary, allowances, dwelling houses and working conditions as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Officers who fully meet the criteria and are due for rank promotion consideration but have been bestowed the highest ranks of the posts they are holding or the rank of colonel for four years or more without having been promoted to the general rank shall enjoy the salary increase according to the salary regime for officers;

3. If an officer concurrently holds many posts at a time, he/she shall be entitled to the interests prescribed for the highest post;

4. When being assigned posts lower than their current posts as provided for at Point a, Clause 3, Article 21 of this Law, the officers shall be entitled to the interests prescribed for their former posts;

5. When there is a decision to relieve an officer from his/her post, he/she shall enjoy the interests according to new position;

6. Being provided with conditions to perform their tasks according to the regulations of the Minister of Defense;

7. Being provided with dormitories and civic status registration under the regulations of the Government.

Article 32.- The regime of active officers rests

1. Active officers are entitled to public holidays as prescribed by the Labor Code and other holidays prescribed by the Minister of Defense.

2. Upon the general or local mobilization orders and during the war time, the Minister of Defense may issue order to suspend the officers rest regime; all officers being on holidays must immediately return to their units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Active officers shall be provided with healthcare; when getting wounded or sick at places far from military medical establishments or suffering from diseases which cannot be cured by military medical establishments, officers are entitled to medical examination and treatment at civil medical establishments with hospital fees paid by the army.

2. The fathers, mothers, lawful fosterers of the husbands and wives, the wives or husbands and under-18 children of active officers, who have no medical insurance, shall be provided with medical examination and treatment with hospital fees reduced or exempt at military and civil medical establishments according to the Governments regulations.

Article 34.- Active officers transferred to work as professional army men or military employees

When current posts no longer require the employment of officers, the concerned officers, if fully meeting the prescribed conditions, shall be considered for transfer to the status of professional army men or military employees and enjoy salaries not lower than those while they were officers.

Article 35.- Demobilized officers

1. Officers shall be demobilized in the following cases:

a) They meet the conditions for retirement;

b) Their ages surpass the active service ages prescribed in Clause 1, Article 13 of this Law;

c) The employment of officers, professional army men and/or military employees is no longer required due to changes in organizations and staff;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) They no longer satisfy the criteria prescribed for active officers.

2. Officers are discharged from active service in one of the following forms:

a) Retirement;

b) Transfer to civil organizations;

c) Demobilization and return to native places.

3. When being discharged from the active service, if meeting all criteria and still being in the class-two reserve ages prescribed in Article 13 of this Law, the officers shall be transferred to the status of reserve officers.

Article 36.- Retirement conditions for officers

Officers may retire when:

1. They fully meet conditions according to the States regulations on social insurance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 37.- Interests of officers discharged from active service

1. The retired officers shall enjoy the following interests:

a) Pensions calculated according to regulations in Clause 1, Article 31 of this Law;

b) Using military uniforms, shoulder straps and insignia on public holidays, conferences, meetings for the armys traditional exchanges;

c) Being provided with civic status registration and given conditions to live and work by the administration in localities where the officers reside lawfully; where officers have no dwelling houses, they shall be provided with dwelling houses or residential land according to the Governments regulations;

d) Being provided with medical examination and treatment under the medical insurance regime at military and civil medical establishments.

2. The transferred officers shall enjoy the following interests:

a) The State shall provide necessary professional training for transferred officers at the request of organizations;

b) To have their salary scales at the time of transfer reserved for a minimum period of 18 months;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) The interests prescribed at Point b and Point c, Clause 1, this Article.

3. Demobilized officers shall enjoy the following interests:

a) Employment allowances and lump-sum demobilization allowance;

b) If having full 15 or more years on active service in the army, when falling sick, they shall be given medical examination and treatment with hospital fees being exempt or reduced at military medical establishments as prescribed by the Minister of Defense;

c) The interests prescribed at Point b and Point c, Clause 1, this Article.

4. Officers who have had periods of time directly engaged in combat, combat service or working in particular localities, branches and trades shall be entitled to have such periods of time calculated according to preferential coefficient for enjoyment of interests when they are discharged from active service in the army.

The Government shall specify the implementation of this Article.

Chapter IV

RESERVE OFFICERS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The reserve officers shall be classified into the class-one reserve officers and class-two reserve officers according to age limits prescribed in Clause 1, Article 13 of this Law.

Article 39.- Subjects of reserve officers registration

The following persons shall be subject to reserve officers registration:

1. Officers, cadres being professional military personnel, who, when discharged from the active service in the army, still meet the criteria and conditions prescribed for reserve officers;

2. Professional military personnel and non-commissioned officers, who have been discharged from active service in the army, and reserve non-commissioned officers who have been under the officers training;

3. State officials and employees outside the army and persons with university or higher degrees and with profession suited to the requirements of the army, who have been trained as reserve officers.

Article 40.- Summoning persons for reserve officers training and summoning reserve officers for active service in the army

Basing him/herself on the Governments plan, the Minister of Defense shall have the right to:

1. Summon State officials and employees, students and persons with university or higher degrees outside the army for reserve officers training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) During peace time, for reserve officers who have not yet served in the army, the time for active service is two years;

b) During war time, when there are orders for general mobilization, local mobilization or when there is demand for officers to assume combat tasks, combat services for the defense of territorial sovereignty, but not to the extent of local mobilization.

Article 41.- Post appointment, rank bestowment and promotion for reserve officers

The post appointment, and rank bestowment and promotion for reserve officers are stipulated as follows:

1. Cadets graduating for reserve officers training schools shall be bestowed the rank of second lieutenant of reserve officers;

2. State officials and employees graduating from reserve officers training schools shall, depending on the to be-appointed posts in the reserve units, their study and training results and their current salary levels, be considered for promotion to corresponding grades of reserve officers;

3. Depending on the staff demand, the criteria for the officers posts, the military study results and achievements in military service, reserve officers shall be appointed to posts in the reserve units and promoted to ranks corresponding to the posts they are holding;

4. The time limits for reserve officers rank promotion consideration shall be two years longer than the time limits for each grade of active officer prescribed in Clause 2, Article 17 of this Law;

5. Reserve officers shall be considered for promotion to corresponding grades, based on the criteria and regulations on the army grades of the posts they are appointed to, their current grades of reserve officers and the time limits for rank promotion consideration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The reserve officers shall have the following responsibilities to:

1. Make registration and submit to the management of the local administration and military offices of localities where they reside or work and the reserve army units;

2. Participate in training courses, gather for examination of mobilization readiness and combat readiness according to the regulations of the Minister of Defense.

3. Fulfill their assigned missions and tasks in the reserve force;

4. Serve in the army as prescribed in Clause 2, Article 40 of this Law.

Article 43.- The interests of reserve officers

The reserve officers shall have the following interests:

1. To enjoy responsibility allowances for the management of reserve army units; during the time of gathering for training, mobilization readiness examination and combat readiness examination, to enjoy wages, allowances, subsidies, medical examination and treatment at military medical establishments as well as other regimes prescribed by the Government; to be exempt from performing public labor duties;

2. Reserve officers summoned for service in the army during peace time, when the time limits expire, they are entitled to return to their offices or localities where they worked or lived before joining the army and continue to serve in the reserve force; where the army has the demand, officers who satisfy the criteria shall be transferred to the status of active officers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Reserve officers with ages reaching beyond the class-one reserve ages prescribed in Clause 1, Article 13 of this Law shall be transferred to class-two reserve officers.

2. Reserve officers with ages reaching beyond the class-two reserve ages or failing to meet the conditions and criteria shall be relieved from the status of reserve officers.

The class transfer and reserve officer status relief shall be decided by the competent authorities.

Chapter V

STATE MANAGEMENT REGARDING OFFICERS

Article 45.- The contents of State management regarding officers

The contents of State management regarding officers shall include:

1. Promulgating and guiding the implementation of, legal documents on officers;

2. Drawing up planning and plans for building the contingent of officers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Directing, organizing the inspection, examination and settlement of complaints and denunciations, commendation, handling of violations by officers and the implementation of the provisions of this Law.

Article 46.- Responsibility of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government

1. The Government exercises unified State management regarding officers.

2. The Ministry of Defense shall take responsibility before the Government for exercising the State management over officers; assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities in performing the State management regarding officers.

3. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Defense in performing the State management regarding officers; train and supply the army with cadres suited to the military requirements; give priority to accepting and employing officers who have fulfilled their tasks in the army, fully meet the conditions for transfer according to the Governments plans; ensure conditions for implementation of policies and regimes towards active officers, demobilized officers and officers families.

Article 47.- Responsibility of local administrations at all levels

The local administrations at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have the responsibility to:

1. Provide vocational guidance education, create sources of officers training among the youth;

2. Give priority to accepting and employing transferred and demobilized officers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Observe regimes and policies towards officers and their families residing lawfully in the localities.

Chapter VI

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 48.- Commendation

Officers who record achievements in combat, combat service or work; agencies, organizations and individuals who have achievements in implementing this Law, shall be commended according to regulations of the State.

Article 49.- Handling of violations

1. Officers who breach the army disciplines, the States laws, shall, depending on the nature and seriousness of their breaches, be handled according to the Statute on management of armymen, administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law.

2. Officers shall temporarily not wear shoulder straps when being prosecuted, put in custody or detained; officers sentenced to imprisonment shall be automatically stripped of their army grades when the judgments take legal effect.

3. Agencies, organizations and individuals that violate this Law shall be handled according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 50.- Implementation effect

This Law shall take effect as from April 1st, 2000.

This Law shall replace the Law on Officers of Vietnam Peoples Army of December 30, 1981 and the Law amending and supplementing a number of Articles of the Law on Officers of Vietnam Peoples Army of December 21, 1990.

The previous provisions contrary to this Law shall all be annulled.

Article 51.- Stipulations on enforcement of the Law

The Government shall detail and guide the implementation of this Law.

This Law was passed on December 21, 1999 by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 6th session.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN




Nong Duc Manh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


95.332

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.19.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!