Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
19/06/2023 09:32 AM

Hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu? Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có những chức vụ nào? – Hoài Đức (Bình Phước)

Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi năm 2008, 2014) như sau:

- Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:

+ Cấp Úy: Nam 46, nữ 46;

+ Thiếu tá: Nam 48, nữ 48;

+ Trung tá: Nam 51, nữ 51;

+ Thượng tá: Nam 54, nữ 54;

+ Đại tá: Nam 57, nữ 55;

+ Cấp Tướng: Nam 60, nữ 55.

- Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ theo quy định trên không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

- Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị sau đây do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan theo quy định trên:

+ Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

+ Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

+ Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

+ Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

+ Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

+ Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

+ Trung đội trưởng.

2. Chức vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

- Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

+ Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

+ Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

+ Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

+ Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

+ Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

+ Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

+ Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

+ Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

+ Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

+ Trung đội trưởng.

- Chính phủ quy định chức vụ, chức danh tương đương với các chức vụ sau:

+ Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

+ Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

+ Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức vụ, chức danh tương đương với các chức vụ sau:

+ Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

+ Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

+ Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

+ Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

+ Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

+ Trung đội trưởng.

(Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi năm 2014)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,251

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn