Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
21/11/2024 09:02 AM

Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến mùng 1 Tết âm lịch 2025?

Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?

Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? (Hình từ internet)

1. Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?

Tết Âm lịch 2025 sẽ rơi vào các ngày như sau:

- 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn (28 Tết): Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch

- 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn (29 Tết): Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch

- Mùng 1 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 1 Tết): Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch

- Mùng 2 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 2 Tết): Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch

- Mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 3 Tết): Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch

- Mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 4 Tết): Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch

- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 5 Tết): Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch

Như vậy, mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là ngày 29/01/2025 dương lịch.

Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?

2. Đếm ngược ngày đến mùng 1 Tết Âm lịch 2025

Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là ngày 29/01/2025 dương lịch.

Hôm nay là ngày 21/11/2024.

Như vậy, còn 68 ngày nữa sẽ đến Tết Âm lịch 2025.

3. Người lao động được nghỉ mấy ngày Tết Âm lịch 2025?

Theo điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 05 ngày và hưởng nguyên lương.

Lưu ý số ngày nghỉ có thể nhiều hơn nếu ngày nghỉ tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần.

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 cụ thể sẽ có thông báo sau.

4. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

- Người lao động có các quyền sau đây:

+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Đình công;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

(Điều 5 Bộ luật Lao động 2019)

5. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

- Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

+ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

(Điều 6 Bộ luật Lao động 2019)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn