Trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra thì Điều tra viên không được làm những công việc nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra thì Điều tra viên không được làm những công việc nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.H đến từ Đồng Nai.

Trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra thì Điều tra viên không được làm những việc nào?

Trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra thì Điều tra viên không được làm những việc được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 126/2020/TT-BCA như sau:

Những việc Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra không được làm
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Điều tra viên, Cán bộ điều tra không được làm những việc sau đây:
a) Tự ý tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và đơn thư khiếu nại, tố cáo trái quy định hoặc không được Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra phân công; tự ý tiến hành các hoạt động điều tra không theo kế hoạch điều tra đã được Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phê duyệt;
b) Thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, đồ vật, vật chứng của vụ việc, vụ án hoặc bằng các phương thức khác làm sai lệch nội dung vụ việc vụ án;
c) Tiếp người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác ngoài trụ sở cơ quan Công an, trừ trường hợp do yêu cầu nghiệp vụ phải được sự đồng ý của Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Ăn uống, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác.
đ) Lợi dụng danh nghĩa công tác để gặp gỡ, nhờ, sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự, người tham gia tố tụng khác và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
e) Bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Tiết lộ bí mật, thông tin, tài liệu vụ án, vụ việc đang được điều tra, xác minh khi chưa được phép công khai với người không có trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp cần cung cấp thông tin phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
h) Cho người đang bị tạm giữ, tạm giam sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để liên lạc, trao đổi với người khác (kể cả trong và ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ); trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án, vụ việc.
i) Gây phiền hà để người tham gia tố tụng hoặc công dân phải chờ đợi, đi lại nhiều lần;

Theo đó, trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra thì Điều tra viên không được làm những việc được quy định như trên.

 Điều tra viên

Trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra thì Điều tra viên không được làm những công việc nào? (Hình từ Internet)

Điều tra viên có những ngạch nào?

Điều tra viên có những ngạch được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:

Điều tra viên
1. Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.
2. Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:
a) Điều tra viên sơ cấp;
b) Điều tra viên trung cấp;
c) Điều tra viên cao cấp.

Như vậy, theo quy định trên thì điều tra viên có 3 ngạch sau:

- Điều tra viên sơ cấp;

- Điều tra viên trung cấp;

- Điều tra viên cao cấp.

Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân là gì?

Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân được quy định tại Điều 2 Thông tư 126/2020/TT-BCA như sau:

Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra
Thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tham gia tố tụng trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và hoạt động điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng Cơ quan điều tra, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; phòng, chống các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên thì việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân nhằm mục đích sau:

- Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm;

- Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tham gia tố tụng trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và hoạt động điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật;

- Góp phần xây dựng Cơ quan điều tra, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả;

- Phòng, chống các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều tra viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều tra viên thuộc Viện kiểm sát có phải là công chức không?
Pháp luật
Bảng lương Điều tra viên 2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là bao nhiêu? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ 10/06/2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên cao cấp từ ngày 10/06/2024 theo Thông tư mới nhất? Thủ tục bổ nhiệm điều tra viên được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Pháp luật
Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 4 phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận Điều tra viên bị mất thì có bắt buộc phải báo cáo giải trình bằng văn bản không?
Pháp luật
Điều tra viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân làm sai lệch hồ sơ vụ án thì có bị cách chức hay không?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp thì trước đó cá nhân phải là Điều tra viên trung cấp bao nhiêu năm?
Pháp luật
Điều tra viên được huy động phương tiện giao thông của người dân không? Nếu gây thiệt hại thì ai bồi thường?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp thì trước đó phải là Điều tra viên sơ cấp đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều tra viên
1,380 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều tra viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào