|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 126/2020/TT-BCA thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân
Số hiệu:
|
126/2020/TT-BCA
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Công An
|
|
Người ký:
|
Tô Lâm
|
Ngày ban hành:
|
01/12/2020
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Giải quyết bồi thường trong hoạt động điều tra của CAND
Bộ Công an ban hành Thông tư 126/2020/TT-BCA ngày 01/12/2020 về thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân (CAND).Theo đó, quy định giải quyết bồi thường trong hoạt động điều tra của CAND như sau:
- Trong mọi trường hợp công dân bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ, tạm giữ, tạm giam, bị khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trái pháp luật, thì:
Đều phải được phục hồi về danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp cũng như được bồi thường về vật chất, tinh thần theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định, có hành vi tố tụng trái pháp luật, thì:
Sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Thông tư 126/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/01/2021.
BỘ CÔNG AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
126/2020/TT-BCA
|
Hà Nội, ngày 01
tháng 12 năm 2020
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN
DÂN
Căn cứ Bộ luật Tố
tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức
Cơ quan điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Công
an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của cơ quan;
Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng
8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh
sát điều tra Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định
việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mục đích, nguyên tắc, nội dung
thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra các cấp trong
Công an nhân dân; các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công
an.
2. Thông tư này áp dụng đối với Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng, Điều tra viên và Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp
phó và cán bộ điều tra của các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an,
Trạm Công an; người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và
nghĩa vụ liên quan đến hoạt động điều tra.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân
chủ trong hoạt động điều tra
Thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực
lượng Công an nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động Nhân
dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi
và bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người
tham gia tố tụng trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và hoạt động
điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng Cơ quan
điều tra, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an
trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; phòng, chống các biểu hiện quan
liêu, cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền con người, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
dân chủ trong hoạt động điều tra
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động điều
tra hình sự. Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền
con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm dân chủ đi đôi với trật tự, kỷ cương, điều
lệnh Công an nhân dân, không xâm phạm đến hoạt động của cơ quan tư pháp.
3. Nghiêm cấm lợi dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; cản trở
hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra, các cơ quan của Công an nhân
dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của
pháp luật.
Điều 4. Quan hệ giữa Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; giữa Cơ quan điều tra các cấp và giữa Cơ quan
điều tra với cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra trong bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra
1. Quan hệ giữa Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng Cơ
quan điều tra là quan hệ phân công theo pháp luật trong hoạt động điều tra, xử
lý tội phạm trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình. Khi có ý kiến
khác nhau giữa Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì Thủ trưởng quyết
định và chịu trách nhiệm trước pháp luật; các Phó Thủ trưởng có trách nhiệm thực
hiện quyết định của Thủ trưởng nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo, kiến
nghị bằng văn bản lên cấp trên.
2. Quan hệ giữa các đơn vị thuộc Cơ quan điều tra
cùng cấp là quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị.
3. Quan hệ giữa Cơ quan điều tra cấp trên với Cơ
quan điều tra cấp dưới là quan hệ phân công và phối hợp theo nguyên tắc Cơ quan
điều tra cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp
hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
phạm và công tác điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan điều tra cấp dưới.
4. Quan hệ giữa Cơ quan điều tra với cơ quan của
Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cùng cấp
là quan hệ phân công trách nhiệm và phối hợp trong hoạt động điều tra trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị. Cơ quan điều tra có trách nhiệm
hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với cơ quan của Công an nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm
2015.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN
ĐIỀU TRA
Điều 5. Bảo đảm dân chủ trong
tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự
1. Cơ quan điều tra phải tổ chức tiếp nhận đầy đủ,
giải quyết nguồn tin về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự;
thông báo việc tiếp nhận và kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã
tố giác, báo tin, kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo biết; phải áp dụng biện pháp
cần thiết để bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân
thích của họ và người tố cáo theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan.
2. Việc tiếp nhận, phân loại, giải quyết nguồn tin
về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự phải đúng thẩm quyền,
trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan điều tra phải bố trí địa điểm thuận tiện
và phân công cán bộ trực ban hình sự 24/24 giờ hàng ngày để tiếp nhận, phân loại
nguồn tin về tội phạm, đơn khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của cá nhân,
cơ quan, tổ chức; đơn yêu cầu nhờ người bào chữa của người đại diện hoặc người
thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm
giữ, bị can đang bị tạm giam; hồ sơ đăng ký bào chữa, hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị
khởi tố và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Cán bộ trực ban hình sự phải thực hiện theo đúng điều
lệnh Công an nhân dân có thái độ tôn trọng, lịch sự, đúng mực, lắng nghe, tận
tâm giải quyết những yêu cầu chính đáng; không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm,
không được có thái độ cửa quyền, ban ơn hoặc sách nhiễu cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
4. Tại trụ sở trực ban hình sự phải có hòm thư góp
ý để tiếp nhận ý kiến góp ý của công dân; hòm thư góp ý phải để nơi dễ quan
sát. Cán bộ trực ban hình sự phải thường xuyên kiểm tra hòm thư để kịp thời báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Điều 6. Những việc Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra không được
làm
1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra không được làm những
việc quy định tại Điều 54 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự
năm 2015.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Điều tra
viên, Cán bộ điều tra không được làm những việc sau đây:
a) Tự ý tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
và đơn thư khiếu nại, tố cáo trái quy định hoặc không được Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng Cơ quan điều tra phân công; tự ý tiến hành các hoạt động điều tra không
theo kế hoạch điều tra đã được Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phê
duyệt;
b) Thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng
tài liệu, đồ vật, vật chứng của vụ việc, vụ án hoặc bằng các phương thức khác làm
sai lệch nội dung vụ việc vụ án;
c) Tiếp người bị buộc tội, người thân thích của người
bị buộc tội, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác ngoài trụ sở cơ quan
Công an, trừ trường hợp do yêu cầu nghiệp vụ phải được sự đồng ý của Thủ trưởng
hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Ăn uống, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của
người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự hoặc người
tham gia tố tụng khác.
đ) Lợi dụng danh nghĩa công tác để gặp gỡ, nhờ,
sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với người bị buộc tội,
người thân thích của người bị buộc tội, đương sự, người tham gia tố tụng khác
và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
e) Bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất
kỳ hình thức nào;
g) Tiết lộ bí mật, thông tin, tài liệu vụ án, vụ việc
đang được điều tra, xác minh khi chưa được phép công khai với người không có
trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp cần cung cấp thông tin phải
báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan
điều tra.
h) Cho người đang bị tạm giữ, tạm giam sử dụng điện
thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để liên lạc, trao đổi với người khác
(kể cả trong và ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ); trừ trường hợp đặc
biệt để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ
trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án, vụ việc.
i) Gây phiền hà để người tham gia tố tụng hoặc công
dân phải chờ đợi, đi lại nhiều lần;
3. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
không được làm những việc quy định tại các điểm b, d, đ, e và i khoản 2 Điều
này.
Điều 7. Trách nhiệm bảo đảm thực
hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều
tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra
1. Khi tiến hành các hoạt động điều tra, Thủ trưởng,
Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra được phân
công điều tra phải thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công theo
quy định của pháp luật; phải giải thích cho người tham gia tố tụng biết quyền,
nghĩa vụ của họ và bảo đảm cho họ được thực hiện các quyền của mình theo quy định
của pháp luật; việc giải thích phải được ghi vào biên bản.
2. Đối với các trường hợp giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt người thì người ra lệnh giữ người, lệnh bắt người phải thông báo
cho gia đình người bị giữ, người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi
người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường
hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ
quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của
nước có công dân bị giữ, bị bắt. Nếu việc thông báo cản trở việc truy bắt đối
tượng khác hoặc cản trở hoạt động điều tra thì được tạm thời ngừng việc thông
báo nhưng sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh bắt người,
Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
3. Trong mọi trường hợp, khi tiến hành khám xét,
thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý tài liệu, đồ vật,
vật chứng, Cơ quan điều tra phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều
tra viên có trách nhiệm giải thích cho đối tượng bị khám xét, thu giữ, tạm giữ,
kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp trong
vụ việc, vụ án biết về các quy định của pháp luật đối với hoạt động đang thực
hiện; việc giải thích trên phải được ghi vào biên bản.
4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ
điều tra của Cơ quan điều tra có trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa của người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; thực
hiện trình tự, thủ tục tố tụng thân thiện với người bị buộc tội, người bị hại,
người làm chứng là người dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật.
5. Ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra đối với các hành vi tố tụng hoặc quan điểm điều tra, xử lý tội
phạm phải thể hiện bằng văn bản. Trường hợp chỉ đạo trực tiếp bằng lời nói thì
Điều tra viên phải ghi lại cụ thể, rõ ràng nội dung ý kiến đó bằng văn bản và
có xác nhận của Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã cho ý kiến,
đưa vào hồ sơ lưu của vụ án (AK), vụ việc (AĐ).
Trường hợp Điều tra viên chưa nhất trí với ý kiến
chỉ đạo của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì có quyền tiếp tục đề xuất hoặc
kiến nghị lại; nếu Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không nhất trí với ý kiến đề
xuất, kiến nghị đó thì Điều tra viên vẫn phải nghiêm túc chấp hành, nhưng có quyền
bảo lưu ý kiến của mình, đồng thời kiến nghị với Thủ trưởng Cơ quan điều tra về
ý kiến của mình và phải chịu trách nhiệm về nội dung kiến nghị đó. Nếu Thủ trưởng
Cơ quan điều tra đồng ý thì thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ
quan điều tra.
Trường hợp chưa nhất trí với ý kiến chỉ đạo của Thủ
trưởng Cơ quan điều tra thì Điều tra viên có quyền tiếp tục đề xuất hoặc kiến
nghị lại; nếu Thủ trưởng Cơ quan điều tra không nhất trí với ý kiến đề xuất, kiến
nghị đó thì Điều tra viên vẫn phải nghiêm túc chấp hành, nhưng có quyền bảo lưu
ý kiến của mình, đồng thời kiến nghị với cấp trên trực tiếp của Thủ trưởng Cơ
quan điều tra và phải chịu trách nhiệm về nội dung kiến nghị đó.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
TRA, CÔNG AN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, ĐỒN CÔNG AN, TRẠM CÔNG AN
Điều 8. Bảo đảm thực hiện dân
chủ trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự
1. Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
2. Khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
(kể cả khi tự phát hiện dấu hiệu của tội phạm), nếu có căn cứ xác định tố giác,
tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì
trong thời hạn 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định, các cơ quan của Công an
nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm
chuyển ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường
hợp tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền xác minh, khởi tố, điều tra của
cơ quan mình thì ra Quyết định phân công giải quyết hoặc Quyết định khởi tố vụ
án hình sự, đồng thời, thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân đã báo tin, tố giác tội phạm biết theo quy định của pháp luật.
3. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm
Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Trường hợp khẩn
cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường
thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải báo ngay đến
Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện
các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Những việc cấp trưởng,
cấp phó và cán bộ điều tra thuộc các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không được làm
1. Cấp trưởng, cấp phó và cán bộ điều tra được phân
công điều tra không được làm những việc quy định tại Điều 54 Luật
Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ điều
tra không được làm những việc quy định tại các điểm a, b, c, d,
đ, e, g, i khoản 2 Điều 6; cấp trưởng, cấp phó không được làm những việc
quy định tại các điểm b, d, đ, e và i khoản 2 Điều 6 Thông tư
này.
Điều 10. Trách nhiệm bảo đảm
thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của cấp trưởng, cấp phó và cán bộ điều
tra thuộc các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra
1. Khi tiến hành tố tụng hình sự, cấp trưởng, cấp
phó và cán bộ điều tra thuộc các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định
sau:
a) Thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm được
phân công theo quy định của pháp luật; phải giải thích cho người tham gia tố tụng
biết quyền, nghĩa vụ của họ và bảo đảm cho họ được thực hiện các quyền của mình
theo quy định của pháp luật; việc giải thích phải được ghi vào biên bản;
b) Ý kiến chỉ đạo của cấp trưởng, cấp phó đối với
các hành vi tố tụng hoặc quan điểm điều tra, xử lý tội phạm phải được thể hiện
bằng văn bản. Trường hợp chỉ đạo trực tiếp bằng lời nói thì cán bộ điều tra phải
ghi lại cụ thể, rõ ràng nội dung ý kiến đó bằng văn bản và có xác nhận của cấp
trưởng hoặc cấp phó đã cho ý kiến, đưa vào hồ sơ lưu của vụ án (AK), vụ việc
(AĐ).
Trường hợp cán bộ điều tra chưa nhất trí với ý kiến
chỉ đạo của cấp phó thì có quyền tiếp tục đề xuất hoặc kiến nghị lại; nếu cấp
phó không nhất trí với ý kiến đề xuất, kiến nghị đó thì cán bộ điều tra vẫn phải
nghiêm túc chấp hành, nhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình, đồng thời kiến
nghị với cấp trưởng về ý kiến của mình và phải chịu trách nhiệm về nội dung kiến
nghị đó. Nếu cấp trưởng đồng ý thì thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của cấp trưởng.
Trường hợp chưa nhất trí với ý kiến chỉ đạo của cấp
trưởng thì cán bộ điều tra có quyền tiếp tục đề xuất hoặc kiến nghị lại; nếu cấp
trưởng không nhất trí với ý kiến đề xuất, kiến nghị đó thì cán bộ điều tra vẫn
phải nghiêm túc chấp hành, nhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình, đồng thời kiến
nghị với cấp trên trực tiếp của cấp trưởng và phải chịu trách nhiệm về nội dung
kiến nghị đó.
2. Trong mọi trường hợp, khi tiến hành khám xét,
thu giữ, tạm giữ và bảo quản tài liệu, đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ việc,
vụ án phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Cán bộ điều tra có trách nhiệm
giải thích cho đối tượng bị khám xét, thu giữ, tạm giữ biết về các quy định
này; việc giải thích phải được ghi vào biên bản.
Điều 11. Những việc cán bộ,
chiến sĩ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an không được làm
khi tiến hành tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức
hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm;
2. Nhận đơn, thư và giải quyết công việc cho công
dân tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở cơ quan Công an, trừ trường
hợp cấp bách công dân đến báo tin về tội phạm; đồng thời phải báo cáo ngay với
lãnh đạo trực tiếp biết;
3. Sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức
nào đối với người tham gia tố tụng, người thân thích của họ và cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan;
4. Tư vấn cho người bị buộc tội, người thân thích của
người bị buộc tội, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trái pháp luật;
5. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ
án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải
quyết vụ án, vụ việc;
6. Đưa hồ sơ, tài liệu vụ việc ra khỏi cơ quan nếu
không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Mục 3. BẢO ĐẢM QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG, CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 12. Những việc cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ tham gia khi Cơ quan điều tra, cơ quan của
Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến
hành tố tụng
1. Phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm và cung
cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ án, vụ việc do Cơ quan điều tra, cơ
quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra giải quyết.
2. Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy
nã theo quy định của pháp luật.
3. Phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội
phạm và kiến nghị những biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
4. Đóng góp ý kiến để xây dựng Cơ quan điều tra và
cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
5. Thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, cơ quan của
Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra biết
hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có
quyền kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra để xem xét khởi
tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu
và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra, cơ quan của Công an nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực
hiện quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ quan của Công an nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giải quyết nguồn
tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố
tụng hình sự.
Điều 13. Bảo đảm thực hiện dân
chủ đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố
cáo về quyết định, hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều
tra viên và Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó và cán bộ
điều tra các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;
2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan
của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giải quyết kịp thời,
đúng pháp luật và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại,
người tố cáo; xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện
pháp bảo vệ người tố, cáo khi có yêu cầu; bảo đảm quyết định giải quyết khiếu nại,
tố cáo được nghiêm chỉnh thi hành và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
quyết định giải quyết của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại,
bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Giải quyết bồi thường
trong hoạt động điều tra
Trong mọi trường hợp công dân bị khởi tố bị can, bị
bắt, giữ, tạm giữ, tạm giam, bị khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, kê
biên tài sản, phong tỏa tài khoản trái pháp luật đều phải được phục hồi về danh
dự, quyền và lợi ích hợp pháp cũng như được bồi thường về vật chất, tinh thần
theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước.
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ
điều tra của Cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra các cơ quan
của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra
quyết định, có hành vi tố tụng trái pháp luật bị xem xét, xử lý theo quy định của
pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 01 năm 2021.
Thông tư này thay thế Quy chế thực hiện dân chủ trong
hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân ban hành kèm theo Quyết định
số 729/1998/QĐ-BCA(V19) ngày 09 tháng 11 năm
1998 của Bộ trưởng Bộ Công an.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu
tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng
theo các văn bản mới đó.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc
Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện Thông tư này.
2. Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an,
Cục An ninh điều tra Bộ Công an, Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp
có trách nhiệm tham mưu, giúp lãnh Bộ tổ chức kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn thực
hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc,
Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh
sát điều tra Bộ Công an và Cục An ninh điều tra Bộ Công an) để hướng dẫn, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo Trung ương về thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở;
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
- Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Công an;
- Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT Bộ Công an;
- Lưu: VT, C01, V03 (20).
|
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Tô Lâm
|
Thông tư 126/2020/TT-BCA quy định về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
MINISTRY OF
PUBLIC SECURITY
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.
126/2020/TT-BCA
|
Hanoi, December
1, 2020
|
CIRCULAR REGULATING
IMPLEMENTATION OF PRACTICES OF DEMOCRACY IN INVESTIGATIONS OF PEOPLE’S PUBLIC
SECURITY FORCES Pursuant to the Criminal Procedure Code dated
November 27, 2015; Pursuant to the Law on Organization of Criminal
Investigation Agencies dated November 26, 2015; Pursuant to the Law on People’s Police dated
November 20, 2018; Pursuant to the Resolution No. 55/NQ-UBTVQH10
dated August 30, 1998 of the National Assembly’s Standing Committee, regarding
the introduction of Regulations on the practice of democracy in activities of
authorities; Pursuant to the Government’s Decree No.
04/2015/ND-CP dated January 9, 2015, prescribing the application of practices
of democracy to activities of state administrative authorities and public
service units; Pursuant to the Government's Decree No.
01/2018/ND-CP dated August 6, 2018, defining the functions, tasks, powers and
organizational structure of the Ministry of Public Security; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 The Minister of Public Security hereby
promulgates the Circular, regulating the implementation of practices of
democracy in investigations of the People’s Public Security forces, Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Scope and subjects
of application 1. This Circular provides for the purposes,
principles and contents of practices of democracy in investigation activities
of investigation agencies at all levels in the People's Public Security forces;
the People's Public Security agencies tasked with conducting a number of
investigation activities; commune, ward, town Police Sub-departments, Police
Stations or Substations. 2. This Circular applies to Heads, Deputy Heads,
junior investigators and investigation officers of investigation agencies; heads,
deputies and investigation officers of agencies of the People's Public Security
who are tasked with conducting a number of investigation activities; commune,
ward, town Police, Police Stations or Substations; persons involved in the
legal procedure, agencies, organizations and individuals having the rights and
obligations related to investigation activities. Article 2. Purposes of
implementation of practices of democracy in investigation activities Practices of democracy in investigation activities
of the People's Public Security forces are applied in order to promote the
People's mastery, and encourage the People to actively participate in
activities of prevention and control of crimes; facilitate and ensure the
exercise of all rights and obligations of agencies, organizations, individuals
and participants in legal proceedings to such activities as receiving and
handling various sources of information about crimes, criminal investigation
and handling activities in accordance with laws; contribute to building clean,
strong and effective collectives at investigation agencies and other affiliates
of the People's Public Security that are tasked with conducting, a number of
investigation activities, commune, ward, town Police, Police stations or
substations; prevent and control manifestations of bureaucracy,
authoritarianism, misconduct, harassment, annoyance, infringement upon human
rights, legitimate rights and interests of authorities, organizations and
individuals. Article 3. Principles of
carrying out practices of democracy in investigation activities ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. Ensuring that the democracy accompanies the
order, discipline, and instructions of the People's Public Security, and does
not infringe upon the operations of judicial bodies. 3. It is strictly prohibitory to abuse the
democracy to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights
and interests of entities, organizations and individuals; obstruct criminal
proceedings of investigation agencies and other affiliates of the People's
Public Security forces which are tasked with conducting a number of
investigation activities in accordance with laws. Article 4. Relationships between
Heads and Deputy Heads of Investigation Agencies; between investigation
agencies at all levels and between investigation agencies and affiliates of the
People's Public Security that are tasked with conducting a number of
investigation activities, which exist to ensure the implementation of practices
of democracy in investigation activities 1. A relationship between a head and a deputy head
of an investigation agency exists as an assignment relationship under laws
which arises from criminal investigation and handling activities on the basis
of their respective duties, powers and responsibilities. When any discrepancy
between a head and a deputy head in an investigating agency arises, the head
shall have the right to decide and take responsibility before law; the deputy
head shall be responsible for executing the head’s decision, but also have the
right to reserve his/her opinions, and submit his/her report and
recommendations in writing to the senior. 2. The relationship between units subordinate to an
investigation agency exists as a relationship of cooperation in performing
criminal investigation and handling activities based on their respective
duties, powers and responsibilities. 3. A relationship between the superior
investigation agency and the inferior one constitutes the relationship of
assignment and coordination according to the rules under which the superior
investigation agency gives instructions and directions about investigation
activities and conduct inspections of compliance of the inferior investigation
agency with laws and professional practices in receiving and handling sources
of information about crimes and criminal investigation and handling activities. 4. A relationship between an investigation agency
and an affiliate of the People's Public Security assigned to conduct a number
of investigation activities at the same level is the relationship of
responsibility allocation and cooperation in investigation activities based on
their respective duties and powers. Investigation agencies shall be responsible
for providing professional instructions about investigation activities to
affiliates of the People's Public Security that are tasked with conducting a
number of investigation activities in accordance with the 2015 Law on Criminal
Procedures and the 2015 Law on Organization of Criminal Investigation Agencies. Chapter II SPECIFIC PROVISIONS ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 5. Assurance of
practices of democracy in receiving and handling criminal information and complaints
or denunciations arising in criminal proceedings 1. Investigation agencies must fully receive and
handle criminal information, complaints and denunciations or accusations
arising in criminal proceedings; notifying handling results to individuals, entities
or organizations reporting crimes, informing on criminals, filing petitions,
making complaints, denunciations or accusations; must take necessary actions to
protect crime reporters, witnesses, victims, their relatives and denunciators
or accusers in accordance with the 2015 Criminal Procedure Code and other
relevant regulatory documents. 2. The reception, sorting and handling of criminal
information, complaints and denunciations or accusations arising in criminal
procedures must conform to legislative regulations on authority, processes,
procedures and time limits. 3. Investigation agencies must arrange convenient
locations and assign staff to undertake 24-hour on-call duties daily to receive
and sort out criminal information sources, letters of complaint, denunciation
or accusation arising in criminal proceedings from individuals, entities or
organizations; written requests for defense counsels from the representatives
or relatives of emergency detainees, arrestees, detainees or suspects in detention;
application documentation for registration as a defence counsel, application
documentation for registration for protection of legitimate rights and
interests of victims, litigants, reported persons or persons against whom
petitions to bring legal proceedings are filed; and must immediately transfer
them to competent agencies to proceed further. Officers performing on-call criminal duties
must comply with the orders and regulations of the People's Public Security
forces, must deal with legitimate requirements with respect, politeness,
decorousness, tentativeness and whole-heartedness; must avoid evading or
shirking from responsibilities, must not have the authoritarian, patronizing or
harassing attitudes towards entities, organizations or individuals. 4. At on-call criminal duty offices, mailboxes must
be available to receive public comments or opinions, and must be installed in
conspicuous places. Officers on on-call criminal duty must regularly check
mailboxes to promptly report them to competent authorities to seek their
solutions. Article 6. Prohibited acts of
heads, deputy heads of investigation agencies, investigators and investigation
officers 1. Investigators and investigation officers shall
be prohibited from performing the acts specified in Article 54 of the 2015 Law
on Organization of Criminal Investigation Agencies. 2. In the course of performing assigned duties,
investigators and investigation officers shall be excluded from the following
acts: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) Adding, removing, modifying, fraudulently
swapping, destroying or damaging documents, objects or exhibits involved in
cases, or using other schemes to falsify criminal case contents; c) Meeting accused persons, their relatives,
litigants or other participants in legal proceedings outside the Police’s
offices, except if such meeting is necessary and allowed by heads or deputy
heads of investigation agencies; d) Having a meal or drink with, receiving money,
property or other benefits from, accused persons, their relatives, litigants or
other participants in legal proceedings. dd) Abusing investigation functions to meet accused
persons, their relatives, litigants or other participants in legal proceedings,
entities or organizations involved, ask for their help, harass or demand
benefits from them in any form; e) Extorting depositions from suspects, put words
into suspects’ mouth or torture them in any form; g) Disclosing secrets, information, documents or
records related to cases or matters under investigation or examination without
permission in any form to unauthorized persons. In cases where information is
needed, written petitions must be filed to seek consents from heads and deputy heads. h) Allowing persons being held in custody or
detention to use their phones or other means of communication to communicate
with other people (including those inside and outside detention camps or
centers), except in special cases where it is obligatory to seek written
consents from heads or deputy heads of investigation agencies that are handling
cases or matters to meet investigation demands. i) Putting participants or citizens in any
inconvenience by keeping them waiting and travelling a lot; 3. Heads and deputy heads of investigation agencies
shall be prevented from performing the acts prescribed in subparagraphs b, d,
dd, e and i of clause 2 of this Article. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. When conducting investigation activities, heads,
deputy heads of investigating agencies, investigators and investigation
officers assigned to investigation duties must act within their delegated
authority and responsibilities governed under laws; must explain to procedure
participants their rights and obligations, and ensure that they can exercise
their rights according to the provisions of law; must document what they have
explained. 2. For cases of emergency detentions or arrests,
persons issuing arrest warrants must notify families of detainees, arrestees,
governments of communes, wards or towns where they are residing, or entities or
organizations where these persons are working or studying; If they are foreign
nationals, diplomatic agencies of Vietnam must be informed to notify diplomatic
missions of the countries whose citizens are arrested or held in detention. If
such notifications are likely to hinder the arrest of other suspects or
interfere with ongoing investigation activities, they may be pending. Later,
after the concern for such hindrance no longer exists, persons issuing arrest
warrants, investigation agencies receiving detainees or arrestees must issue notifications
promptly. 3. When searching, seizing, temporarily impounding,
distraining property, freezing accounts, handling documents, disposing of
physical objects and exhibits, under no circumstances must investigation
agencies not comply with the provisions of law. Investigators shall be
responsible for explaining regulations of laws on such searching, seizure,
temporary impoundment, distraint of property or freezing of accounts to
affected persons or their legal owners or custodians involved in cases or matters.
Such explanation must be documented. 4. Heads, deputy heads, investigators and
investigation officers of investigation agencies shall be responsible for
assuring the rights of defense of emergency detainees and the accused; assuring
the legitimate rights and interests of victims, litigants or persons against
whom denunciations or petitions to bring legal proceedings are file; carrying
out amicable processes and procedures towards the accused, victims or witnesses
who are under 18 years old in accordance with legislation. 5. Guidelines or directions of heads or deputy
heads of investigation agencies about acts subject to legal procedures or
criminal investigation and handling views must be expressed in writing. If
guidelines or directions are given in person verbally, investigators must
clearly keep detailed records of these guidelines in writing with certification
given by heads or deputy heads of investigation agencies who give these
guidelines or directions, and filed them into the archives of cases (AK) or
matters (AD). If investigators disagree with guidelines and
directions of deputy heads of investigation agencies, they can appeal or
petition against these guidelines; If deputy heads of investigation agencies
disagree with those proposals or recommendations stated in these appeals or
petitions, then investigators must remain to duly comply, but will have the
right to reserve their opinions and petition heads of investigation agencies to
consider their proposals or recommendations, and must be responsible for the
contents of these proposals or recommendations. If heads of investigation
agencies agree, guidelines or directions of heads of investigation agencies
shall prevail. In case of disagreeing with guidelines or
directions of heads of investigation agencies, investigators can appeal or
petition against these guidelines or directions; If heads of investigation
agencies disagree with those proposals or recommendations stated in these
appeals or petitions, then investigators must remain to duly comply, but will
have the right to reserve their opinions and petition the directly superiors of
the heads to consider their proposals or recommendations, and must be
responsible for the contents of these proposals or recommendations. Section 2. RESPONSIBILITIES OF
AFFILIATES OR SUBODINATE UNITS OF THE PEOPLE'S PUBLIC SECURITY TASKED WITH
CONDUCTING A NUMBER OF INVESTIGATION ACTIVITIES; COMMUNE, WARD, TOWN POLICE
SUB-DEPARTMENTS, POLICE STATIONS OR SUBSTATIONS Article 8. Assurance of
practices of democracy in receiving and handling criminal information and
complaints or denunciations arising in criminal proceedings ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. When receiving and handling criminal information
(even when detecting any alleged crime by themselves), if there are grounds to
consider that criminal denunciations, allegations or criminal reports are not
falling under their jurisdiction, within 24 hours after gaining such knowledge,
affiliates or subordinate units of the People's Public Security tasked with
conducting several investigation activities shall immediately refer them to
investigation agencies having proper jurisdiction according to regulations of
laws. In case where criminal allegations, denunciations or reports fall under
their authority of examination, prosecution or investigation, they must issue
either decisions on assignment of handling tasks or decisions on initiation of
criminal proceedings and, concurrently, notifying handling results to agencies,
organizations and individuals that have reported and denounced criminals
according to the provisions of laws. 3. Commune, ward, town Police Sub-departments,
Police Stations or Substations shall be responsible for receiving criminal
reports and allegations. In case of emergency or where urgent requirements
arise or when it is necessary to immediately deter crimes, collect evidence or
protect crime scenes, commune, ward or town Police Sub-departments, Police
Stations or Substations must promptly notify competent investigation agencies
by using the fastest method of communication, and take timely actions
prescribed in laws. Article 9. Prohibited acts of
heads, deputy heads and investigators of affiliates and subordinate units of
the People's Public Security that are tasked with conducting a number of
investigation activities 1. Heads, deputy heads and investigation officers
assigned investigation tasks shall be prohibited from performing the acts
specified in Article 54 of the 2015 Law on Organization of Criminal
Investigation Agencies. 2. In the course of performing tasks, investigation
officers shall be prohibited from performing the acts referred to in
subparagraphs a, b, c, d, dd, e, g and i of clause 2 of Article 6; heads and
deputy heads shall be prohibited from the acts defined in subparagraphs b, d,
dd, e and i of clause 2 of Article 6 herein. Article 10. Responsibilities
for guarantee for implementation of practices of democracy in investigation
activities of heads, deputy heads and investigation officers of affiliates and
subordinate units of the People's Public Security that are tasked with
conducting a number of investigation activities 1. When conducting criminal proceedings, heads,
deputy heads and investigators of affiliates and subordinate units of the
People's Public Security that are tasked with conducting a number of
investigation activities must comply with the following regulations: a) Acting within their delegated authority and
responsibilities governed by laws; having to explain to participants in legal
proceedings their rights and obligations, and ensure that they can exercise
their rights according to the provisions of law; having to document what they
have explained; b) Guidelines or directions of heads or deputy
heads about acts subject to legal procedures or criminal investigation and
handling views must be expressed in writing. If guidelines or directions are
given in person verbally, investigation officers must clearly keep detailed
records of these guidelines or directions in writing with certification given
by heads or deputy heads who give these guidelines or directions, and filed
them into the archives of cases (AK) or matters (AD). ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 If investigation officers have yet to agree with
guidelines and directions of deputy heads, they will have the rights to appeal
or petition against these guidelines or directions; If heads disagree with
those proposals or recommendations stated in these appeals or petitions, then
investigation officers must remain to duly comply, but will have the right to
reserve their opinions and, concurrently, petition the direct superiors of the
heads to consider their proposals or recommendations, and must bear
responsibility for the contents of these proposals or recommendations. 2. When searching, seizing, temporarily impounding
or storing documents, physical objects and exhibits involved in cases or
matters, under no circumstances must they not comply with the provisions of
law. Investigators shall be responsible for explaining these regulations to
persons affected by these searching, seizure or temporary impoundment
sanctions. Such explanation must be documented. Article 11. Prohibited acts of
officers, servicemen of commune, ward, town Police Sub-departments, Police
Stations or Substations during the process of receiving and handling criminal
allegations and reports 1. Prohibited acts of public officers, civil
servants or officers or servicemen of People’s armed forces are prescribed in
laws; 2. Receiving applications, letters and addressing
issues of citizens at their own homes or anywhere outside the police’s office,
except in urgent cases where citizens come to report criminals; at the same
time, having to report immediately to their direct superiors; 3. Harassing or running rackets in any form from
participants in legal proceedings, their relatives, agencies, entities and
organizations involved; 4. Illegally offering counseling for the accused,
their relatives, litigants or other participants in legal proceedings; 5. Illegally interfering in the settlement of legal
cases or matters, or abusing their influence to manipulate persons responsible
for settlement of legal cases or cases 6. Bringing files, documents and records out of the
office if they are not used for fulfilling the assigned tasks, or without the
competent person’s consent. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 12. Rights and
obligations of agencies, organizations and individuals to join with
investigation agencies, affiliates and subordinate units of the People's Public
Security tasked with conducting a number of investigation activities in
carrying out legal proceedings 1. Detecting, denouncing, reporting crimes,
providing information and documents related to legal cases or matters that are
settled by investigation agencies, affiliates or subordinate units of the
People's Public Security tasked with conducting a number of investigation
activities. 2. Catching persons red-handed while committing
criminal offences or wanted fugitives in accordance with the law. 3. Discovering the causes and preconditions for
commission of crimes and recommending preventive or remedial measures. 4. Contributing opinions to developing
investigation agencies, affiliates or subordinate units of the People's Public
Security tasked with conducting a number of investigation activities into
efficient and effective ones. 5. Promptly notifying investigation agencies,
affiliates or subordinate units of the People's Public Security tasked with
conducting a number of investigation activities of criminal acts occurring
within their system and within their remit; having the right to petition and
submit relevant documents to investigation agencies to seek their consent to
bringing legal action against the persons committing crimes; bearing
responsibility for observing investigation requirements, and enabling
investigation agencies and affiliates or subordinate units of the People's
Public Security tasked with conducting a number of investigation activities to
fulfill their assigned investigation duties. 6. Agencies, organizations and individuals must
strictly comply with decisions and requirements of investigation agencies, and
affiliates or subordinate units of the People's Public Security tasked with
conducting a number of investigation activities with respect to the handling of
information about criminal, criminal investigation and settlement of complaints
and denunciations or accusations arising in criminal proceedings. Article 13. Assurance of
practices of democracy in handling and addressing complaints, denunciations or
accusations arising in criminal proceedings 1. Agencies, organizations and individuals may file
their complaints or denunciations about law-breaking decisions and acts of
heads, deputy heads, investigators and investigation officers of investigation
agencies; heads, deputies and investigation officers of affiliates or subordinate
units of the People's Public Security tasked with conducting a number of
investigation activities in accordance with law; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 14. Payment of
compensation or indemnification obligations arising during investigation
processes In all cases, if citizens are classified as
suspects under legal proceedings, arrested, detained, held in custody, or
subject to such sanctions as search, seizure, temporary impoundment of physical
objects, distraint of property and freezing of accounts, in contravention of
laws, all of them must be reinstated in their honor, legitimate rights and
interests, as well as must receive material and mental compensations in
accordance with the Law on State Compensation Liability. If heads, deputy heads, investigators,
investigation officers of investigation agencies; heads, deputies and
investigation officers of affiliates or subordinate units of the People's
Public Security tasked with conducting a number of investigation activities,
issue decisions or perform acts of legal proceedings in breach of laws, they shall
be sanctioned as per laws. Chapter III IMPLEMENTARY PROVISIONS Article 15. Entry into force This Circular shall enter into force as of January
15, 2021. This Circular shall supersede the Regulations on
implementation of practices of democracy in investigation activities of the
People’s Public Security annexed to the Decision No. 729/1998/QD-BCA(V19) dated
November 9, 1998 of the Minister of Public Security. In case where legislative documents used as
referents in this Circular are amended, supplemented or replaced by other new
ones, the latter shall be applied. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. Heads of subordinate units of Ministries,
Directors of Police Departments of provinces or centrally-affiliated cities
shall undertake the implementation of this Circular. 2. The Office of the Investigation Police Agency of
the Ministry of Public Security, the Department of Security and Investigation
of the Ministry of Public Security, the Department of Legal Affairs and
Administrative and Judicial Reform shall be responsible for counseling and
assisting the Ministry’s leadership in undertaking inspection of, supervision
in a way that may help speed up, and provision of instructions for, the
implementation of this Circular. 3. In the course of implementation, if any
difficulty or problems arises, Police forces of units and administrative
subdivisions must send issue reports to the Ministry of Public Security (via
the Office of the Investigation Police Agency of the Ministry of Public
Security and the Department of Security and Investigation of the Ministry of
Public Security) to seek their instructions and further solutions./. MINISTRY
General To Lam
Thông tư 126/2020/TT-BCA ngày 01/12/2020 quy định về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
10.973
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|