Trong quá trình kiểm tra phân cấp ụ nổi đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam, những thử nghiệm nào phải được thực hiện?
Bản vẽ và hồ sơ kết cấu ụ nổi đóng mới cho đăng kiểm thẩm định bao gồm những thành phần nào?
Bản vẽ và hồ sơ được quy định tại tiểu mục 2.1.2 Mục 2.1 Chương 2 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BGTVT về phân cấp và đóng ụ nổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT phải bao gồm như ở từ (1) đến (2) sau đây:
(1) Bản vẽ để thẩm định
- Bố trí chung;
- Bản vẽ thể hiện quy cách kết cấumặt cắt ngang tại giữa ụ nổi;
- Bản vẽ kết cấu các vách mạn và pông tông;
- Bản vẽ kết cấu của boong và vách;
- Bố trí hệ thống bơm;
- Bản vẽ bố trí hệ thống máy và hệ thống điện;
- Sơ đồ hệ thống đường ống;
- Sơ đồ hệ thống chữa cháy;
- Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉ báo mực nước trong két và chiều chìm;
- Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉ báo biến dạng của thân ụ nổi.
(2) Hồ sơ tài liệu
- Thuyết minh chung;
- Bản tính ổn định và đường cong thủy lực;
- Bản tính và số liệu để tính toán độ bền dọc, độ bền ngang và độ bền cục bộ;
- Hướng dẫn vận hành kể cả hướng dẫn dằn;
- Bố trí các két có ghi rõ cột áp làm việc lớn nhất, chiều cao ống tràn và ống thông hơi, nếu cần, phải ghi rõ chênh lệch cột áp làm việc lớn nhất;
- Bảng kê các lớp sơn phủ;
- Quy trình thử;
- Hồ sơ bao gồm vị trí và các thông tin chi tiết khác về các vật liệu có chứa chất amiăng được sử dụng trên ụ nổi.
Trong quá trình kiểm tra phân cấp ụ nổi đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam, những thử nghiệm nào phải được thực hiện? (Hình từ Internet)
Đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra ụ nổi đóng mới theo trình tự như thế nào?
Các bước kiểm tra ụ nổi đóng mới của đăng kiểm viên được quy định tại tiểu mục 2.1.3 Mục 2.1 Chương 2 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BGTVT về phân cấp và đóng ụ nổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT như sau:
Từ khi bắt đầu đến kết thúc đóng mới ụ nổi, Đăng kiểm viên phải tiến hành kiểm tra vật liệu, chất lượng công nghệ và trang thiết bị. Các bước kiểm tra bắt buộc là:
(1) Kiểm tra vật liệu và trang thiết bị theo quy định ở Phần 7A và 7B QCVN 21:2010/BGTVT (được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BGTVT);
(2) Kiểm tra quy trình hàn và kiểm tra đường hàn bằng chụp ảnh phóng xạ theo quy định ở Phần 6 QCVN 21: 2010/BGTVT (được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BGTVT);
(3) Kiểm tra của Đăng kiểm viên trong phân xưởng, khi lắp ráp phân đoạn hoặc tổng đoạn;
(4) Kiểm tra khi một phần của ụ nổi được hoàn thành;
(5) Kiểm tra khi tiến hành thử theo quy định ở 2.1.4.
Trong quá trình kiểm tra phân cấp ụ nổi đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam, những thử nghiệm nào phải được thực hiện?
Những thử nghiệm phải tiến hành trong quá trình kiểm tra phân cấp ụ nổi đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại tiểu mục 2.1.4 Mục 2.1 Chương 2 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BGTVT về phân cấp và đóng ụ nổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT như sau:
(1) Thử khoang két
Tất cả các khoang két kể, cả khoang trống và khoang cách ly phải được thử riêng biệt với cột nước đến điểm cao nhất mà khi ụ nổi làm việc nước sẽ dâng lên tới.
Nếu kích thước cơ cấu trên vách biên của két được xác định dựa trên chênh lệch cột áp làm việc lớn nhất thì cột áp thử không cần lớn hơn chênh lệch cột áp làm việc thiết kế.
Thử bằng khí hoặc thử bằng vòi phun nước có thể được coi là tương đương với quy định ở trên nếu trình Đăng kiểm duyệt tất cả các chi tiết liên quan cần thiết.
(2) Thử kết thúc
Sau khi đóng xong ụ, các thử nghiệm phải được tiến hành để xác định:
- Mạn khô đến boong nóc khi đánh chìm ụ nổi;
- Lượng chiếm nước không tải và sức nâng của ụ nổi ứng với mạn khô tối thiểu;
- Vị trí trọng tâm bằng thử nghiêng ngang;
- Những biến dạng do đóng mới ở trạng thái ban đầu. Trạng thái ban đầu là trạng thái mà tất cả các két dự trữ (nước ngọt, dầu đốt v.v...) được chứa đầy nhưng tất cả các két khác thì rỗng, chỉ có nước đọng vẫn giữ trong các két dằn. Các cần cẩu di động có thể đứng yên ở những vị trí tạo ra chiều chìm bằng nhau ở phía trước và phía sau;
- Độ chia chính xác của thiết bị đo độ võng của ụ nổi bằng cách giả định trạng thái có tải dự kiến càng sát thực càng tốt.
(3) Thử các hệ thống
Các bơm của hệ thống máy móc, thiết bị điều khiển tự động/điều khiển từ xa đường ống và hệ thống chữa cháy phải được thử tại nơi chế tạo thỏa mãn yêu cầu QCVN 21:2010/BGTVT.
Tuy vậy, Đăng kiểm có thể bỏ qua bước kiểm tra bởi Đăng kiểm viên tại nhà máy chế tạo, nhưng phải trình Đăng kiểm Giấy chứng nhận của nhà máy chế tạo và phải thử hoạt động có sự tham gia của Đăng kiểm viên sau khi lắp đặt.
Tất cả các máy móc và hệ thống liên quan đến phân cấp của ụ nổi phải được thử hoạt động sau khi lắp đặt với sự chứng kiến của Đăng kiểm viên.
(4) Thiết bị điện
Các thử nghiệm và kiểm tra sau đây phải được tiến hành đối với thiết bị điện sau khi được lắp đặt lên ụ nổi:
- Đo điện trở cách điện;
- Thử hoạt động của thiết bị điện chính;
- Các thử nghiệm và kiểm tra khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?