Trong phòng chống rửa tiền, tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ những loại hồ sơ nào? Thời gian lưu trữ là bao lâu?

Việt Nam hiện nay có những tổ chức phi lợi nhuận nào? Trong phòng chống rửa tiền, tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ những loại hồ sơ nào? Thời gian lưu trữ là bao lâu? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền? Câu hỏi của anh N (Vũng Tàu).

Tổ chức phi lợi nhuận là gì? Tổng hợp các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam?

Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập, đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam (theo khoản 14 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022).

Cụ thể, hiện nay ở Việt Nam có các tổ chức phi lợi nhuận sau:

- Tổ chức phi lợi nhuận AIESEC

- Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam

- Solidarités Jeunesses Vietnam – SJ Vietnam

- Tổ chức phi lợi nhuận Giấc mơ Việt Nam (GMVN)

- Tổ chức tình nguyện vì giáo dục – V.E.O

- Câu lạc bộ tình nguyện HOPE

- Tổ chức phi lợi nhuận VietAbroader

- Save the Children Việt Nam

- Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

Trong phòng chống rửa tiền, tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ những loại hồ sơ nào? Thời gian lưu trữ là bao lâu?

Trong phòng chống rửa tiền, tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ những loại hồ sơ nào? Thời gian lưu trữ là bao lâu? (Hình từ internet)

Trong phòng chống rửa tiền, tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ những loại hồ sơ nào? Thời gian lưu trữ là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 giải thích về rửa tiền như sau:

Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đề cập về sự minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận như sau:

Minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
1. Tổ chức phi lợi nhuận phải thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu sau đây:
a) Thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền tài trợ, phương thức tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
b) Thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền nhận tài trợ, phương thức nhận tài trợ, mục đích sử dụng tiền tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
c) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc tài trợ và tiếp nhận tài trợ.
2. Tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này ít nhất 05 năm kể từ thời điểm hoạt động tài trợ hoặc tiếp nhận tài trợ kết thúc.
3. Trường hợp tổ chức phi lợi nhuận giải thể hoặc kết thúc hoạt động, thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với tổ chức phi lợi nhuận đó.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử có quyền yêu cầu tổ chức phi lợi nhuận cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, nhằm phòng tránh rửa tiền, các tổ chức phi lợi nhuận cần lưu trữ các thông tin sau:

- Thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền tài trợ, phương thức tài trợ và các thông tin khác (nếu có);

- Thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền nhận tài trợ, phương thức nhận tài trợ, mục đích sử dụng tiền tài trợ và các thông tin khác (nếu có);

- Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc tài trợ và tiếp nhận tài trợ.

Cũng theo quy định này thì thời gian lưu trữ các tài liệu, nội dung kể trên ít nhất 05 năm kể từ thời điểm hoạt động tài trợ hoặc tiếp nhận tài trợ kết thúc.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống rửa tiền?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền được quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

Như vậy, trong phòng, chống rửa tiền, 07 nhóm hành vi sạu bị nghiêm cấm thực hiện:

- Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.

- Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.

- Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.

- Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

- Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
857 lượt xem
Phòng chống rửa tiền Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thông tin nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong phòng, chống rửa tiền
Pháp luật
Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Pháp luật
Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Cục Phòng chống rửa tiền thuộc cơ quan nào? Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Khi nghi ngờ đối tác liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen trong phòng chống rửa tiền thì có phải trì hoãn giao dịch không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền thì Danh sách đen là gì? Khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen thì đối tượng báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào lập danh sách đen trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền? Căn cứ để áp dụng biện pháp trì hoãn khi có giao dịch thuộc Danh sách đen là gì?
Pháp luật
Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống rửa tiền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào