Trong phòng chống rửa tiền, theo mức độ rủi ro về rửa tiền thì khách hàng được phân loại thành 05 mức đúng không?
- Trong phòng chống rửa tiền, theo mức độ rủi ro về rửa tiền thì khách hàng được phân loại thành 05 mức đúng không?
- Kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo phải được cập nhật định kỳ 03 năm một lần đúng không?
- Bộ Tài chính căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền để thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống rửa tiền trong những lĩnh vực nào?
Trong phòng chống rửa tiền, theo mức độ rủi ro về rửa tiền thì khách hàng được phân loại thành 05 mức đúng không?
Phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Và trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống rửa tiền thì các tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan cần phải phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
- Căn cứ kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại Điều 15 của Luật này, đối tượng báo cáo xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm cả việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng.
- Đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng theo quy định sau đây:
+ Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, đối tượng báo cáo có thể thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng;
+ Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình, đối tượng báo cáo phải nhận biết khách hàng quy định tại Điều 9 của Luật này;
+ Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài các biện pháp quy định tại điểm b khoản này, đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.
Như vậy, trong phòng chống rửa tiền, theo mức độ rủi ro về rửa tiền thì khách hàng được phân loại thành 03 mức là rủi ro thấp, trung bình, cao
Phòng chống rửa tiền (Hình từ Internet)
Kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo phải được cập nhật định kỳ 03 năm một lần đúng không?
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo
1. Đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền. Kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo phải được cập nhật hằng năm. Trường hợp đối tượng báo cáo là tổ chức, kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền phải được phê duyệt theo quy định nội bộ của đối tượng báo cáo.
2. Đối tượng báo cáo phải báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ, ngành quản lý nhà nước theo lĩnh vực của đối tượng báo cáo trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hoàn thành đối với đối tượng báo cáo là cá nhân hoặc được phê duyệt đối với đối tượng báo cáo là tổ chức. Kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền phải được phổ biến trong toàn hệ thống của đối tượng báo cáo.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo.
Theo đó, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo phải được cập nhật hằng năm.
Bộ Tài chính căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền để thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống rửa tiền trong những lĩnh vực nào?
Theo Điều 51 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, dịch vụ kế toán, trò chơi điện tử có thưởng, casino, xổ số, đặt cược và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.
3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đối với lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, Bộ Tài chính căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo để thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống rửa tiền trong những lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, dịch vụ kế toán, trò chơi điện tử có thưởng, casino, xổ số, đặt cược và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?