Trong phòng chống rửa tiền lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng khi khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua có được xem là một dấu hiệu khả nghi hay không?
- Trong phòng chống rửa tiền lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng khi khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua có được xem là một dấu hiệu khả nghi hay không?
- Trong phòng chống rửa tiền khách hàng thiết lập tài khoản vô danh có bị nghiêm cấm không?
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền định kỳ trong bao lâu?
Trong phòng chống rửa tiền lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng khi khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua có được xem là một dấu hiệu khả nghi hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 như sau:
Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng
1. Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua tại tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng.
2. Khách hàng đổi số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường tại casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền mặt hoặc séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác.
3. Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng.
4. Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu điểm kinh doanh trò chơi có thưởng chuyển thành séc có giá trị lớn bất thường.
5. Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền mặt.
6. Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba đổi hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường và nhờ bên thứ ba đặt cược hộ.
7. Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đổi đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
8. Khách hàng mua lại vé số trúng thưởng có giá trị lớn từ người khác.
Như vậy, đối với phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng sẽ có những dấu hiệu đáng ngờ như sau:
(1) Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua tại tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng.
(2) Khách hàng đổi số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường tại casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền mặt hoặc séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác.
(3) Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng.
(4) Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu điểm kinh doanh trò chơi có thưởng chuyển thành séc có giá trị lớn bất thường.
(5) Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền mặt.
(6) Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba đổi hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường và nhờ bên thứ ba đặt cược hộ.
(7) Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đổi đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
(8) Khách hàng mua lại vé số trúng thưởng có giá trị lớn từ người khác.
Như vậy, trong phòng chống rửa tiền lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng khi khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua tại tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng được xem là một dấu hiệu đáng ngờ
Rửa tiền trong lĩnh vực trò chơi điện tử (Hình từ Internet)
Trong phòng chống rửa tiền khách hàng thiết lập tài khoản vô danh có bị nghiêm cấm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Những hành vi bị cấm trong phòng chống rửa tiền được quy định như sau:
(1) Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
(2) Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
(3) Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
(4) Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
(5) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(6) Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
(7) Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Như vậy, trong phòng chống rửa tiền khách hàng thiết lập tài khoản vô danh sẽ là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền định kỳ trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 như sau:
Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.
2. Các Bộ, ngành có trách nhiệm sau đây:
a) Phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ Bộ, ngành mình và đến các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định;
b) Cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, kế hoạch thực hiện sau cập nhật.
3. Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.
Theo đó, định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá.
Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Làm mất thẻ đảng viên thì cá nhân bị kỷ luật khiển trách đúng không? Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất là mẫu nào?
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là gì? Quy định về việc xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư?
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm? Bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường không?
- Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?