Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?
- Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?
- Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh đối với thông tin về phòng chống HIV/AIDS như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS?
Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?
Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:
Đối với báo in ra hằng ngày hoặc cách ngày: căn cứ tại Điều 3 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT thì:
- Hằng tuần có tối thiểu 01 tin hoặc 01 bài truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.
- Trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS có 01 chuyên mục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.
Đối với báo in ra hằng tuần: căn cứ tại Điều 4 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT thì:
- Hai tuần có 01 tin hoặc 01 bài truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.
- Hằng tháng có 01 chuyên mục về phòng chống HIV/AIDS. Số báo đã đăng chuyên mục thì không bắt buộc phải thực hiện theo quy định khoản 1 điều này.
- Trong Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS có 01 chuyên mục truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
Đối với tạp chí chuyên ngành về văn hóa xã hội ra hằng tháng: căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT thì:
- Mỗi số có 01 tin hoặc 01 bài truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.
- Hai tháng có 01 chuyên mục về truyền thông phòn chống HIV/AIDS. Số tạp chí đã đăng chuyên mục thì không bắt buộc phải thực hiện theo quy định khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT.
Đối với báo điện tử: căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT thì:
- Hằng tuần đưa tin, ảnh về các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
- Hằng tháng có những bài viết phản ánh về công tác phòng chống HIV/AIDS;
- Hằng quý có 01 chuyên mục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.
- Trong Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS có tối thiểu 02 chuyên mục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.
Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh đối với thông tin về phòng chống HIV/AIDS như thế nào?
Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT; cụ thể như sau:
Về hình thức tin tức:
- Thời lượng phát sóng: Tối thiểu là 20 giây/lần phát sóng;
- Tần suất phát sóng: Tối thiểu 01 lần trong ngày diễn ra sự kiện;
- Thời điểm phát sóng: Đưa vào chương trình thời sự trong ngày diễn ra sự kiện.
Về hình thức phóng sự, phim tài liệu:
- Thời lượng phát sóng: Tối thiểu là 05 phút/lần phát sóng;
- Tần suất phát sóng: Tối thiểu 01 lần/quí;
- Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 19h45 đến 23h00.
Về hình thức giao lưu, tọa đàm:
- Thời lượng phát sóng: Tối thiểu là 30 phút/lần phát sóng;
- Tần suất phát sóng: Tối thiểu 06 tháng/1 lần;
- Thời điểm phát sóng: trong khoảng thời gian từ 19h45 đến 23h00.
Về hình thức chạy chữ trên màn hình:
- Số lượng ký tự tối thiểu: 30 ký tự/ lần chạy;
- Tần suất chạy chữ: Tối thiểu 2 lần/tuần;
- Thời điểm chạy: Trong khoảng thời gian từ 19h45 đến 23h00.
Về hình thức cổ động tuyên truyền:
- Thời lượng phát sóng: Tối thiểu là 15 giây/lần phát sóng;
- Tần suất phát sóng: Tối thiểu 03 lần/tháng;
- Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 19h45 đến 23h00.
Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT về trách nhiệm của Bộ Y tế như sau:
Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC mở các chuyên mục về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS.
3. Chỉ đạo các cơ quan phòng, chống HIV/AIDS các cấp cung cấp thông tin liên quan đến HIV/AIDS và phối hợp với cơ quan báo chí tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS.
4. Giao cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS là đơn vị đầu mối thanh tra, kiểm tra, giám sát về nội dung thông tin về phòng, chống HIV/AIDS cho báo chí và công tác truyền thông về HIV/AIDS trên báo chí theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS.
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất yêu cầu hoạt động, thông tin về HIV/AIDS sẽ được cung cấp qua các hình thức sau:
- Trang tin điện tử của Cục Phòng, chống HIV/AIDS www.vaac.gov.vn.
- Tạp chí AIDS và Cộng đồng.
- Gửi văn bản đến các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí có liên quan.
- Họp báo, gặp mặt, giao ban báo chí.
- Sinh hoạt Câu lạc bộ Nhà báo Việt Nam với công tác phòng chống HIV/AIDS.
- Mời đại diện báo chí tham gia các sự kiện, các hoạt động do các cơ quan cung cấp thông tin tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?