Trong nuôi trồng tôm hữu cơ công đoạn chọn giống tôm phải thực hiện như thế nào? Yêu cầu đối với địa điểm nuôi tôm là gì?

Cho tôi hỏi đối với nuôi tôm hữu cơ thì trong công đoạn chọn giống tôm có yêu cầu phải thực hiện như thế nào hay không? Còn yêu cầu đối với địa điểm nuôi tôm được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Văn Khánh (Cần Thơ).

Trong nuôi trồng tôm hữu cơ công đoạn chọn giống tôm phải thực hiện như thế nào?

nuôi trồng tôm hữu cơ

Nuôi trồng tôm hữu cơ (Hình từ Internet)

Tại tiểu mục 5.1.7 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ có nêu một số lưu ý đối với việc chọn giống tôm hữu cơ như sau:

Các loài tôm được nuôi hữu cơ phải là loài bản địa hoặc là loài nhập nội đã thích nghi với điều kiện nuôi.

- Không được sử dụng giống tôm biến đổi gen. Có thể nuôi tôm đa bội tạo thành từ phương pháp sử dụng nhiệt độ và áp suất.

- Tôm đưa vào để nuôi hữu cơ phải có nguồn gốc hữu cơ, trừ trường hợp có thể sử dụng tôm tự nhiên hoặc tôm không hữu cơ để đưa vào đơn vị nuôi hữu cơ với mục đích nhân giống hoặc để cải thiện đặc tính di truyền hoặc khi tôm hữu cơ không có sẵn trên thị trường.

- Trong quá trình thu nhận tôm tự nhiên để nuôi hữu cơ, phải có biện pháp bảo vệ cá thể tôm được thu gom, bảo vệ quần thể tôm tự nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học trong hệ sinh thái. Việc thu giống tự nhiên phải:

+ Không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh.

+ Đảm bảo sự bền vững của các quần thể hoang dã.

+ Giảm thiểu việc gây sốc đối với tôm giống tự nhiên.

- Nếu tôm giống không phải là hữu cơ thì sản phẩm tôm chỉ được coi là hữu cơ khi ít nhất 95 % vòng đời của tôm được nuôi theo phương thức hữu cơ.

- Tôm bố mẹ nếu không được nuôi hữu cơ liên tục thì không được coi là hữu cơ với mục đích thương phẩm. Tuy nhiên, con cái của chúng có thể là hữu cơ nếu được nuôi theo quy định nêu trong tiêu chuẩn này.

- Cho phép nuôi tôm đơn tính.

- Đối với các loài tôm không thể đẻ trứng tự nhiên trong điều kiện nuôi nhốt và không thể có các phương pháp cho đẻ tự nhiên khác, chỉ dùng giống tôm sinh sản nhân tạo sử dụng hormon giải phóng ngoại sinh. Tôm bố mẹ không được coi là hữu cơ với mục đích thương phẩm.

- Không được cắt bỏ cuống mắt tôm để kích thích tôm đẻ.

- Không được sử dụng hormon epinephrine để ương nuôi ấu trùng tôm.

Địa điểm nuôi tôm hữu cơ được yêu cầu như thế nào?

Tại tiểu mục 5.1.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ quy đinh một số yêu cầu đối với địa điểm nuôi tôm hữu cơ như sau:

- Đơn vị nuôi tôm phải nằm trong khu vực được quy hoạch nuôi loại tôm cụ thể (nước mặn, nước lợ, nước ngọt), phù hợp loài tôm được nuôi.

- Đơn vị nuôi tôm không được nằm trong khu vực mà nguồn nước bị ô nhiễm bởi các sản phẩm hoặc các chất không được phép dùng trong nuôi tôm hữu cơ hoặc các chất gây ô nhiễm làm tổn hại đến bản chất hữu cơ của tôm.

- Cơ sở nuôi tôm theo hình thức nuôi hở phải lập vùng đệm giữa đơn vị nuôi với các nguồn ô nhiễm tiềm tàng, bao gồm cả sự trôi dạt thuốc bảo vệ thực vật và các chất gây ô nhiễm khác từ các nguồn bên ngoài. Cơ sở nuôi tôm phải quy định chiều rộng tối thiểu của vùng đệm, được xác định dựa trên vị trí tự nhiên, sự tách biệt của hệ thống cấp nước, khoảng cách, thủy triều và vị trí thượng nguồn hay hạ lưu của đơn vị nuôi tôm hữu cơ.

- Cơ sở nuôi tôm theo hình thức nuôi kín phải có hàng rào ngăn cách để nước không thể lưu thông giữa đơn vị nuôi hữu cơ và đơn vị nuôi không hữu cơ.

- Không được nuôi tôm trong phạm vi các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước và các khu bảo tồn thiên nhiên khác.

Đối với quản lý cơ sở nuôi tôm hữu cơ cần lưu ý những vấn đề gì?

Tại tiểu mục 5.1.10 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 quy định về việc quản lý cơ sở nuôi tôm như sau:

Quản lý cơ sở nuôi tôm
5.1.10.1 Cơ sở nuôi phải thiết lập và duy trì các điều kiện sống phù hợp với sức khỏe và tập tính tự nhiên của tôm, bao gồm chất lượng nước, nhiệt độ và nồng độ oxy.
5.1.10.2 Cơ sở nuôi có hể sử dụng các hệ thống tuần hoàn nếu các hệ thống này hỗ trợ cho sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
5.1.10.3 Không được sử dụng vật liệu xây dựng và nhà ở có chứa hóa chất độc có thể thôi nhiễm vào nước nuôi tôm.
5.1.10.4 Mật độ nuôi thả tôm:
a) Mật độ nuôi thả tôm phải phù hợp với phúc lợi của tôm nuôi, bao gồm các thông số như tốc độ tăng trưởng, việc thể hiện tập tính và sức khỏe tổng thể.
b) Mật độ nuôi thả tôm không được vượt quá năng suất bền vững của hệ sinh thái tại khu vực nuôi tôm và phải xem xét tác động đối với động vật không xương sống trong khu vực nuôi.
c) Mật độ nuôi thả đối với các loài thuộc họ Penaeidae và họ Palaemonidae:
- tôm giống:
tối đa 22 tôm bột (hậu ấu trùng)/m2;
- sinh khối tức thời:
tối đa 240 g/m2.
5.1.10.5 Phải giám sát và duy trì chất lượng nước và tình trạng của tôm để thúc đẩy các tập tính tự nhiên đồng thời hạn chế các tập tính lấn át từ các loài thủy sản khác.
5.1.10.6 Kiểm soát động vật ăn thịt và các sinh vật gây hại khác:
a) Hệ thống nuôi phải được quản lý để giảm thiểu việc thất thoát tôm giống và việc gây căng thẳng cho tôm nuôi do động vật ăn thịt gây ra. Cơ sở nuôi phải nhận diện các động vật ăn thịt có thể gây hại, hoạch định các biện pháp ngăn ngừa thích hợp, biện pháp dự phòng nếu việc ngăn chặn động vật ăn thịt là không hiệu quả, lập kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái liền kề.
b) Thiết bị loại trừ động vật ăn thịt phải luôn đảm bảo để động vật hoang dã không có nguy cơ bị vướng mắc hoặc gây thương tích.
c) Mọi biện pháp kiểm soát động vật ăn thịt và sinh vật gây hại khác phải nhằm đến các loài động vật cụ thể và có tác động tối thiểu đến môi trường sống hoang dã.
d) Có thể sử dụng các vật liệu và phương pháp kiểm soát sinh vật gây hại sau:
- hàng rào với độ cao thích hợp, bẫy, bả tự nhiên để dẫn dụ sinh vật gây hại vào bẫy;
- loại bỏ thủ công;
- rửa bằng nước với áp lực cao;
- hong gió và phơi nắng;
- xử lý bằng nước nóng;
- sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017;
- phóng thích thiên địch;
- tạo môi trường sống tự nhiên cho thiên địch.
e) Không được làm xáo trộn hoặc phá hủy các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc môi trường sống thiết yếu.
f) Không được giết, bắt giữ hoặc làm tổn thương các loài chim di cư và gây hại tổ của chúng.
g) Không được sử dụng các vật liệu và phương pháp sau đây để kiểm soát sinh vật gây hại:
- xông hơi khử trùng;
- thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, sản phẩm chưng cất dầu mỏ và các loại dung môi;
- bẫy có chứa vật liệu không được phép sử dụng;
- chất độc tự nhiên và chất độc tổng hợp.
5.1.10.7 Cơ sở nuôi không được chủ động phóng thích tôm nuôi vào môi trường xung quanh.
Nuôi tôm
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi tôm
1,349 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi tôm Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi tôm Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào