Trong mọi trường hợp việc tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm đúng không?
- Những thông tin nào được xem là bí mật kinh doanh?
- Những hành vi nào có liên quan đến cạnh tranh bị nghiêm cấm?
- Trong mọi trường hợp việc tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm đúng không?
- Tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh của người khác sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Những thông tin nào được xem là bí mật kinh doanh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
...
Theo đó, thông tin được xem là bí mật kinh doanh là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Trong mọi trường hợp việc tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm đúng không? (Hình từ internet)
Những hành vi nào có liên quan đến cạnh tranh bị nghiêm cấm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Theo quy định trên thì những hành vi nào có liên quan đến cạnh tranh bị nghiêm cấm bao gồm:
- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
+ Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
- Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Trong mọi trường hợp việc tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
...
Theo đó, việc tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh mà không được sự cho phép của chủ sở hữu thông tin đó thì mới là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
Còn việc tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh được sự cho phép của chủ sở hữu thông tin đó thì không bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
Như vậy, không phải trường hợp nào việc tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh của người khác cũng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
Tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh của người khác sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh, cụ thể như sau:
Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Theo đó thì hành vi tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh của người khác có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh và tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
*Lưu ý: Mức phạt trên được quy định đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức (theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tài chính đảng như thế nào? Thời hạn làm việc của đoàn kiểm tra tài chính đảng được tính từ khi nào?
- Thời hạn sử dụng của bằng lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài? Muốn đổi sang bằng lái xe Việt Nam, khách du lịch cần điều kiện gì?
- Kiểm tra tài chính Đảng là gì? Mẫu Quyết định kiểm tra tài chính đảng của Ủy ban kiểm tra mới nhất?