Trong lĩnh vực nghệ thuật thì có được sử dụng người lao động dưới 13 tuổi làm việc không? Nếu được thì việc bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe được thực hiện ra sao?

Em ơi cho anh hỏi: Trong lĩnh vực nghệ thuật thì có được sử dụng người lao động dưới 13 tuổi làm việc không? Nếu được thì việc bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe được thực hiện ra sao? Đây là câu hỏi của anh Minh Thái đến từ Đà Nẵng.

Trong lĩnh vực nghệ thuật thì có được sử dụng người lao động dưới 13 tuổi làm việc không?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao chỉ được sử dụng người dưới 13 tuổi làm những công việc thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Điều kiện sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao gồm:
a) Các điều kiện chung theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có người thành niên đủ năng lực chuyên môn hướng dẫn, theo dõi liên tục quá trình làm việc của người lao động dưới 13 tuổi. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công việc, người sử dụng lao động quyết định số lượng người hướng dẫn, theo dõi người dưới 13 tuổi làm việc cho phù hợp.

Theo đó, trong lĩnh vực nghệ thuật thì người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người dưới 13 tuổi làm những công việc thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Và người sử dụng lao động cần đáp ứng những điều kiện sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như sau:

- Các điều kiện chung theo quy định của pháp luật về lao động;

- Có người thành niên đủ năng lực chuyên môn hướng dẫn, theo dõi liên tục quá trình làm việc của người lao động dưới 13 tuổi. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công việc, người sử dụng lao động quyết định số lượng người hướng dẫn, theo dõi người dưới 13 tuổi làm việc cho phù hợp.

nghệ thuật

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (Hình từ Internet)

Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
1. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
2. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm:
a) Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp; trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
b) Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế;
c) Tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật, môn thể thao áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người lao động đi tập huấn, thi đấu, biểu diễn ngoài nơi làm việc thường xuyên, người sử dụng lao động quyết định việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc, xem xét cử nhân viên y tế chuyên trách đi cùng hoặc mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.

Theo đó, việc bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện như sau:

- Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia biểu diễn, sáng tạo.

- Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có trách nhiệm:

+ Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp; trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động;

+ Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế;

+ Tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp người lao động đi biểu diễn ngoài nơi làm việc thường xuyên, người sử dụng lao động quyết định việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc, xem xét cử nhân viên y tế chuyên trách đi cùng hoặc mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật theo quy định của pháp luật.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Người lao động làm việc cho ai và chịu sự quản lý của ai? Chính sách của Nhà nước dành cho người lao động?
Pháp luật
Người lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Người cao tuổi đi làm thì có được giảm giờ làm không?
Pháp luật
Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hàng hóa sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động mang yếu tố nào? Bóc lột sức lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Job là gì? Người lao động có được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
935 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào