Trong khu vực cửa khẩu thì nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bao gồm những khu vực nào?
- Trong khu vực cửa khẩu thì nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bao gồm những khu vực nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới?
- Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có phải là đối tượng được ra, vào khu vực của khẩu không?
Trong khu vực cửa khẩu thì nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bao gồm những khu vực nào?
Trong khu vực cửa khẩu thì nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2014/NĐ-CP như sau:
Khu vực cửa khẩu
1. Quốc môn.
2. Khu vực thực hiện thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất, nhập của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
a) Hệ thống Ba-ri-e kiểm soát: Để duy trì an ninh trật tự đồng thời điều tiết các hoạt động xuất, nhập của người, phương tiện, hàng hóa qua lại cửa khẩu biên giới;
b) Nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, bao gồm: Khu vực chờ làm thủ tục; khu vực thực hiện thủ tục xuất, nhập; phòng đối ngoại; phòng xử lý vi phạm; phòng chỉ huy điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; khu vực bố trí trang bị, phương tiện kỹ thuật; phòng họp, tiếp khách;
...
Như vậy, trong khu vực cửa khẩu thì nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bao gồm:
- Khu vực chờ làm thủ tục;
- Khu vực thực hiện thủ tục xuất, nhập;
- Phòng đối ngoại; phòng xử lý vi phạm;
- Phòng chỉ huy điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
- Khu vực bố trí trang bị, phương tiện kỹ thuật;
- Phòng họp, tiếp khách.
Trong khu vực cửa khẩu thì nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bao gồm những khu vực nào? (Hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới?
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được quy định tại Điều 12 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới
...
2. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới
a) Quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và báo cáo Chính phủ quyết định;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường để lập, thẩm định quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Lập, thẩm định, phê duyệt đối với quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng tại khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương);
đ) Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới”.
...
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới là Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới.
Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có phải là đối tượng được ra, vào khu vực của khẩu không?
Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có phải là đối tượng được ra, vào khu vực của khẩu được quy định tại Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP như sau:
Hoạt động ở khu vực cửa khẩu
1. Những người được ra, vào khu vực cửa khẩu:
a) Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
c) Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
d) Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
e) Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
g) Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);
h) Ngoài những trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản này, những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.
Như vậy, người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu là một trong những người được ra, vào cửa khẩu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?