Trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì cơ quan nào có thẩm quyền ký ban hành giấy triệu tập theo quy định?
Trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì cơ quan nào có thẩm quyền ký ban hành giấy triệu tập theo quy định?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.
3. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Đồng thời, tại Điều 20 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định sau:
Ban Chỉ huy quân sự huyện
1. Phối hợp với Phòng Y tế huyện và Trung tâm Y tế huyện hoặc Bệnh viện huyện (theo quy định tại Khoản 6, Điều 6) lập kế hoạch khám sức khỏe cho công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Triệu tập các công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự đi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham gia công tác tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch; theo dõi số lượng, chất lượng sức khỏe của công dân các địa phương đến khám.
4. Quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện bàn giao. Thời hạn lưu trữ cho đến khi công dân hết hạn tuổi phục vụ ở ngạch dự bị theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
5. Chủ trì, phối hợp với Phòng Y tế huyện tổ chức bàn giao hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ cho các đơn vị nhận quân theo kế hoạch.
6. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện hoặc Bệnh viện huyện (theo quy định tại Khoản 6, Điều 6) lập kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe cho công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự.
7. Phối hợp với Phòng Y tế và các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan của huyện giải quyết các khiếu nại liên quan đến khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.
8. Tổng hợp, báo cáo tình hình giao nhận chiến sỹ mới về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo Mẫu 4b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, thẩm quyền ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân là của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Tức giấy triệu tập này phải do Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ký.
Hội đồng nghĩa vụ quân sự không có quyền hạn triệu tập khám nghĩa vụ quân sự chị nha.
Nghĩa vụ quân sự (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được lấy từ nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
Kinh phí thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Kinh phí bảo đảm cho việc khám sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe, làm các xét nghiệm cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được sử dụng từ ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành. Định mức vật tư tiêu hao và kinh phí cho hoạt động kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe thực hiện Nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, kinh phí thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được sử dụng từ ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành.
Định mức vật tư tiêu hao và kinh phí cho hoạt động kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe thực hiện Nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là thực hiện kiểm tra, phân loại, kết luận sức khỏe đối với đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, phân loại, kết luận sức khỏe đối với quân nhân dự bị.
Như vậy, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, phân loại, kết luận sức khỏe đối với quân nhân dự bị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?