Trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định?
Trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không?
Căn cứ Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định, ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
Như vậy, trong hợp đồng chuyển giao công nghệ không bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mà các bên có thể sử dụng ngôn ngữ khác theo thỏa thuận.
Trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định? (Hình từ Internet)
Có thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng chuyển giao công nghệ không?
Căn cứ Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Tên công nghệ được chuyển giao.
2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
3. Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
4. Phương thức chuyển giao công nghệ.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
6. Giá, phương thức thanh toán.
7. Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
11. Phạt vi phạm hợp đồng.
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
13. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
14. Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Theo đó, nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Tên công nghệ được chuyển giao.
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Phạt vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định thì các bên phải thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ là khi nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định:
Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận;
Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao thì có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
Trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy lớp 10?
- Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân đấu tranh giai cấp? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo quy định pháp luật?
- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163 thực hiện như thế nào?
- Cách tính năm cá nhân 2025? Hướng dẫn cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Mẫu Kế hoạch xem xét thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất? Thời điểm quyết định kỷ luật đảng viên có hiệu lực?