Trong hoạt động thư viện phải bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của người sử dụng thư viện?
- Trong hoạt động thư viện có cần phải bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của người sử dụng thư viện hay không?
- Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện có phải là hành vi bị cấm trong hoạt động thư viện?
- Hành vi hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Trong hoạt động thư viện có cần phải bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của người sử dụng thư viện hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thư viện 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động thư viện như sau:
Nguyên tắc hoạt động thư viện
1. Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm; tạo lập môi trường thân thiện, bình đẳng; bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của tổ chức, cá nhân.
2. Tài nguyên thông tin được thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản và phổ biến tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và chuẩn nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực thư viện.
3. Thường xuyên đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm thông tin, dịch vụ thư viện trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến.
4. Thực hiện liên thông thư viện.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì một trong những nguyên tắc hoạt động của thư viện là cần phải bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của người sử dụng thư viện theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động thư viện phải bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của người sử dụng thư viện? (Hình từ internet)
Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện có phải là hành vi bị cấm trong hoạt động thư viện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Thư viện 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện
1. Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.
2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.
6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.
Theo đó, trong hoạt động thư viện pháp luật nghiêm cấm hành vi hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện sẽ bị xem là hành vi bị cấm trong hoạt động thư viện nếu việc hạn chế quyền đó trái với quy định của pháp luật.
Hành vi hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện như sau:
Vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật;
b) Làm hư hỏng tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt.
...
Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo đó, hành vi hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân.
Nếu trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?