Trong hoạt động phòng thủ dân sự thì khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa được áp dụng những biện pháp nào?

Trong hoạt động phòng thủ dân sự thì khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa được áp dụng những biện pháp nào? Công tác chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong hoạt động phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa được quy định thế nào?

Trong hoạt động phòng thủ dân sự thì khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa được áp dụng những biện pháp nào?

Căn cứ Điều 18 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:

Biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa
Khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp quy định tại các luật khác có liên quan và biện pháp sau đây:
1. Hướng dẫn và thực hiện sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn; bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán;
2. Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;
3. Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiện trường để kịp thời tiến hành các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;
4. Tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặc giảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;
5. Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa.

Như vậy, theo quy định trên, trong hoạt động phòng thủ dân sự thì khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp quy định tại các luật khác có liên quan và biện pháp như sau:

- Hướng dẫn và thực hiện sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn; bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán;

- Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;

- Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiện trường để kịp thời tiến hành các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;

- Tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặc giảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;

- Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa.

Trong hoạt động phòng thủ dân sự thì khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa được áp dụng những biện pháp nào?

Trong hoạt động phòng thủ dân sự thì khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa được áp dụng những biện pháp nào? (Hình từ Internet)

Công tác chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong hoạt động phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:

Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị
Công tác chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị bao gồm:
1. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch, xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó với sự cố, thảm họa;
2. Kiểm tra trang thiết bị hiện có; bổ sung trang thiết bị cho các khu vực trọng yếu;
3. Rà soát, chuẩn bị vật chất đảm bảo, địa điểm tập kết, tránh trú cho người dân;
4. Tăng cường bảo đảm thông tin liên lạc cho các lực lượng ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa; chuẩn bị tiếp nhận nhân lực, cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa;
5. Tăng cường lực lượng trực, triển khai trước một bộ phận ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, công tác chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong hoạt động phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa được quy định như sau:

- Rà soát, điều chỉnh kế hoạch, xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó với sự cố, thảm họa;

- Kiểm tra trang thiết bị hiện có; bổ sung trang thiết bị cho các khu vực trọng yếu;

- Rà soát, chuẩn bị vật chất đảm bảo, địa điểm tập kết, tránh trú cho người dân;

- Tăng cường bảo đảm thông tin liên lạc cho các lực lượng ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa; chuẩn bị tiếp nhận nhân lực, cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa;

- Tăng cường lực lượng trực, triển khai trước một bộ phận ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Khi xảy ra sự cố, thảm họa trong phòng thủ dân sự thì ai có thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Phòng thủ dân sự 2023, khi xảy ra sự cố, thảm họa trong phòng thủ dân sự thì người có thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản gồm có:

(1) Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản theo quy định của pháp luật để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều động, huy động lực lượng, trang thiết bị, tài sản của các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

(3) Trang thiết bị, tài sản được huy động để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc nhiệm vụ; trường hợp bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

(4) Trong trường hợp cấp thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, thảm họa đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn quản lý hỗ trợ, giúp đỡ để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.

Phòng thủ dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong hoạt động phòng thủ dân sự thì khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa được áp dụng những biện pháp nào?
Pháp luật
Đối tượng dễ bị tổn thương trong phòng thủ dân sự là những đối tượng nào? Được thông báo những thông tin nào khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa?
Pháp luật
Cấp độ phòng thủ dân sự có được xác định dựa trên khả năng ứng phó của chính quyền địa phương không?
Pháp luật
Khi có chiến tranh việc xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự ở từng cấp có phải gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ không?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước? Quy định về hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự như thế nào?
Pháp luật
Các cấp độ phòng thủ dân sự được xác định dựa trên những căn cứ nào theo Luật Phòng thủ dân sự 2023?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự từ ngày 01/7/2024 sẽ có những nội dung nào được quy định tại Luật Phòng thủ dân sự 2023?
Pháp luật
Có những hoạt động hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố thảm họa nào theo quy định tại Luật Phòng thủ dân sự 2023?
Pháp luật
Thảm họa là gì? Trong tình trạng khẩn cấp do có thảm họa thì có được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân không?
Pháp luật
Việc xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự được thực hiện như thế nào trong Luật Phòng thủ dân sự 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thủ dân sự
33 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng thủ dân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem thêm toàn bộ văn bản về Phòng thủ dân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào