Trong hệ thống điện quốc gia thì mức giới hạn truyền tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV được xác định như thế nào?
- Trong hệ thống điện quốc gia thì mức giới hạn truyền tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV được xác định như thế nào?
- Sau khi xử lý xong sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV thì nhân viên vận hành hệ thống điện quốc gia phải gửi báo cáo cho ai?
- Khi xử lý sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV trong hệ thống điện quốc gia mà rơ le bảo vệ tự động đóng lại thành công thì Điều độ viên cần làm gì?
Trong hệ thống điện quốc gia thì mức giới hạn truyền tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý quá tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
1. Mức giới hạn truyền tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV được xác định là giá trị nhỏ nhất trong các giá trị sau:
a) Dòng điện định mức của dây dẫn hoặc thiết bị điện nối tiếp trên đường dây có tính đến yếu tố ảnh hưởng của điều kiện môi trường vận hành của thiết bị;
b) Giới hạn theo điều kiện ổn định hệ thống điện;
c) Giới hạn theo tiêu chuẩn điện áp tại Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải báo cáo ngay Cấp điều độ có quyền điều khiển khi truyền tải trên đường dây vượt mức giới hạn cho phép.
3. Khi truyền tải trên đường dây vượt mức giới hạn cho phép, Điều độ viên phải xử lý sự cố theo chế độ cực kỳ khẩn cấp quy định tại Điều 53 Thông tư này.
Như vậy, trong hệ thống điện quốc gia thì mức giới hạn truyền tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV được xác định là giá trị nhỏ nhất trong các giá trị sau:
- Dòng điện định mức của dây dẫn hoặc thiết bị điện nối tiếp trên đường dây có tính đến yếu tố ảnh hưởng của điều kiện môi trường vận hành của thiết bị;
- Giới hạn theo điều kiện ổn định hệ thống điện;
- Giới hạn theo tiêu chuẩn điện áp tại Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
Hệ thống điện quốc gia (Hình từ Internet)
Sau khi xử lý xong sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV thì nhân viên vận hành hệ thống điện quốc gia phải gửi báo cáo cho ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
1. Khi máy cắt đường dây nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
a) Thời điểm sự cố, tên đường dây và máy cắt nhảy, tín hiệu rơ le bảo vệ tác động;
b) Đường dây hoặc thiết bị điện đang vận hành bị quá tải, quá áp, thấp áp (nếu xuất hiện do sự cố), thời tiết tại địa phương;
c) Các thông tin khác có liên quan.
2. Ngay sau khi xử lý sự cố xong, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, sau khi xử lý xong sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV thì nhân viên vận hành hệ thống điện quốc gia phải gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 10 Thông tư 28/2014/TT-BCT.
Khi xử lý sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV trong hệ thống điện quốc gia mà rơ le bảo vệ tự động đóng lại thành công thì Điều độ viên cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
1. Trường hợp rơ le bảo vệ tự động đóng lại thành công, Điều độ viên phải thực hiện các công việc sau:
a) Thu thập thông tin từ các trạm điện hai đầu đường dây bị sự cố;
b) Yêu cầu Nhân viên vận hành tại trạm điện, nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển kiểm tra tình trạng của máy cắt, thiết bị bảo vệ và tự động;
c) Giao đoạn đường dây được xác định có sự cố thoáng qua cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng mắt với lưu ý đường dây đang mang điện, điểm nghi ngờ sự cố;
d) Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
...
Như vậy, khi xử lý sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV trong hệ thống điện quốc gia mà rơ le bảo vệ tự động đóng lại thành công thì Điều độ viên cần:
- Thu thập thông tin từ các trạm điện hai đầu đường dây bị sự cố;
- Yêu cầu Nhân viên vận hành tại trạm điện, nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển kiểm tra tình trạng của máy cắt, thiết bị bảo vệ và tự động;
- Giao đoạn đường dây được xác định có sự cố thoáng qua cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng mắt với lưu ý đường dây đang mang điện, điểm nghi ngờ sự cố;
- Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?