Trong hệ thống điện quốc gia, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo thì máy biến áp được quá áp như thế nào?
- Trong hệ thống điện quốc gia, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo thì máy biến áp được quá áp như thế nào?
- Nhân viên vận hành xử lý quá áp máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia theo trình tự như thế nào?
- Máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia có những hiện tượng khác thường thì được xử lý như thế nào?
Trong hệ thống điện quốc gia, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo thì máy biến áp được quá áp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý quá áp máy biến áp
1. Nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, máy biến áp được quá áp như sau:
a) Trong điều kiện vận hành bình thường:
- Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải; không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy biến áp;
- Máy biến áp được vận hành ngắn hạn (dưới 06 giờ trong 24 giờ) với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
b) Trong điều kiện sự cố:
- Các máy biến áp tăng áp và hạ áp, máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu phân áp hoặc không nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải;
- Đối với máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính có đầu phân áp hoặc nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp, mức tăng điện áp cho phép được xác định theo số liệu của nhà chế tạo.
c) Không cho phép điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏi vận hành để tránh hư hỏng.
...
Như vậy, trong hệ thống điện quốc gia, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo thì máy biến áp được quá áp trong điều kiện vân hành và điều kiện sự cố như quy định trên.
Hệ thống điện quốc gia (Hình từ Internet)
Nhân viên vận hành xử lý quá áp máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý quá áp máy biến áp
...
2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý quá áp máy biến áp theo trình tự sau:
a) Trường hợp máy biến áp có điều áp dưới tải, được tự chuyển nấc phân áp để máy biến áp không bị quá áp vượt mức cho phép quy định tại Khoản 1 Điều này, sau đó báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển;
b) Trường hợp máy biến áp có nấc phân áp cố định, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển nếu máy biến áp bị quá áp quá giới hạn cho phép.
3. Điều độ viên điều khiển điện áp theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành để máy biến áp thuộc quyền điều khiển không bị quá điện áp cho phép.
Theo đó, nhân viên vận hành xử lý quá áp máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia theo trình tự sau:
- Trường hợp máy biến áp có điều áp dưới tải, được tự chuyển nấc phân áp để máy biến áp không bị quá áp vượt mức cho phép quy định tại Khoản 1 Điều này, sau đó báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển;
- Trường hợp máy biến áp có nấc phân áp cố định, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển nếu máy biến áp bị quá áp quá giới hạn cho phép.
Máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia có những hiện tượng khác thường thì được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường
1. Trường hợp phát hiện máy biến áp có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu dầu, bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ điều áp dưới tải hoạt động không bình thường, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải tìm mọi biện pháp xử lý sự cố theo quy định để giải quyết, đồng thời báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển, lãnh đạo trực tiếp và ghi vào sổ nhật ký vận hành.
2. Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu, Nhân viên vận hành phải tiến hành xem xét bên ngoài máy biến áp, lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích và kiểm tra tính chất cháy của khí:
a) Trường hợp khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân hủy chất cách điện phải báo cáo ngay với với Cấp điều độ có quyền điều khiển để tách máy biến áp;
b) Trường hợp chất khí không mầu, không mùi, không đốt cháy được thì vẫn có thể để máy biến áp tiếp tục vận hành và phải tăng cường kiểm tra giám sát tình trạng máy biến áp.
Theo đó, trường hợp phát hiện máy biến áp có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu dầu, bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ điều áp dưới tải hoạt động không bình thường, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải tìm mọi biện pháp xử lý sự cố theo quy định để giải quyết, đồng thời báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển, lãnh đạo trực tiếp và ghi vào sổ nhật ký vận hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Xuất hóa đơn điện tử cho người mua có bắt buộc ghi mã số thuế không? Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung?
- Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì? Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được xây dựng trên căn cứ nào?
- Bài tứ sắc là gì? Đánh bài tứ sắc có bị phạt không? Đánh bài tứ sắc có bị đi tù không theo quy định?