Trong hàng không dân dụng việc đảm bảo liên lạc trên không và mặt đất ra sao? Có các phương thức liên lạc trên không và mặt đất nào?
Trong hàng không dân dụng việc đảm bảo liên lạc trên không và mặt đất ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 235 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Quy định chung đối với việc đảm bảo liên lạc không - địa
1. Việc đảm bảo liên lạc không - địa đối với tổ lái và cơ sở ATS thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Thông tư này.
2. Tần số, chế độ hoạt động và tầm phủ của liên lạc không - địa VHF được Cục Hàng không Việt Nam công bố chi tiết cho từng cơ sở ATS trong AIP Việt Nam.
3. Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong liên lạc không - địa là tiếng Anh; trong trường hợp vì lý do an toàn, tổ lái Việt Nam có thể sử dụng tiếng Việt.
Theo đó, việc đảm bảo liên lạc không - địa đối với tổ lái và cơ sở ATS thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Thông tư này.
- Tần số, chế độ hoạt động và tầm phủ của liên lạc không - địa VHF được Cục Hàng không Việt Nam công bố chi tiết cho từng cơ sở ATS trong AIP Việt Nam.
- Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong liên lạc không - địa là tiếng Anh; trong trường hợp vì lý do an toàn, tổ lái Việt Nam có thể sử dụng tiếng Việt.
Dẫn chiếu đến Điều 47 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT như sau:
Chi tiết về dịch vụ điều hành bay, thông báo bay, báo động, đảm bảo thông tin liên lạc và cung cấp tin tức cho cơ sở ATS
Chi tiết về dịch vụ điều hành bay, thông báo bay, báo động, đảm bảo liên lạc và cung cấp tin tức cho cơ sở ATS thực hiện theo Phụ ước 11 của ICAO về ATS.
Như vậy, có thể thấy rằng trong hàng không dân dụng việc đảm bảo liên lạc trên không và mặt đất sẽ thực hiện theo những quy định trên của pháp luật.
Hàng không dân dụng (Hình từ Internet)
Trong hàng không dân dụng có các phương thức liên lạc trên không và mặt đất nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 236 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Các phương thức liên lạc không - địa
1. Phương thức liên lạc thoại không - địa thoại (bằng VHF, HF).
2. Phương thức liên lạc không - địa bằng dữ liệu (CPDLC).
Theo đó, có thể thấy rằng các phương thức liên lạc không - địa sẽ bao gồm:
- Phương thức liên lạc thoại không - địa thoại (bằng VHF, HF).
- Phương thức liên lạc không - địa bằng dữ liệu (CPDLC).
Như vậy, có thể thấy rằng có hai phương thức liên lạc trên không và mặt đất như quy định trên.
Sử dụng phương thức liên lạc thoại để liên lạc trên không và mặt đất trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 237 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Quy định chung
1. Phương thức liên lạc thoại không - địa được thực hiện theo Tập II Phụ ước 10, Tài liệu 4444 PANS-ATM và Tài liệu 9432 của ICAO.
2. Phương thức liên lạc thoại sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Dịch vụ kiểm soát tại sân bay;
b) Dịch vụ kiểm soát tiếp cận;
c) Dịch vụ kiểm soát đường dài;
d) Trường hợp khẩn cấp, khẩn nguy và thông tin liên lạc bị hỏng;
đ) Phương thức phát các tin tức khí tượng và tin tức khác về sân bay;
e) Xử lý trường hợp bất thường của tổ lái.
3. Quy định về kỹ thuật phát:
a) Trước khi phát, canh nghe trên tần số được sử dụng để đảm bảo rằng sẽ không gây nhiễu khi một đài trạm khác đang phát;
b) Sử dụng ngữ điệu chuẩn, phát âm rõ ràng và mạch lạc;
c) Duy trì tốc độ nói trung bình, không vượt quá 100 từ mỗi phút. Dừng một chút trước và sau các chữ số để giúp người nghe dễ hiểu hơn. Trong trường hợp các yếu tố của điện văn được người nhận ghi lại, cần phải nói với tốc độ chậm hơn;
d) Duy trì âm lượng ở mức độ ổn định, không đổi;
đ) Không sử dụng các từ do dự như “à, ờ, ừ”;
e) Duy trì một khoảng cách cố định giữa miệng và ống nói;
g) Tạm thời ngừng phát nếu có việc cần thiết khác hoặc khi thay đổi khoảng cách giữa miệng và ống nói;
h) Bóp và giữ phím bấm trước khi phát và không nhả phím bấm cho đến khi kết thúc điện văn nhằm đảm bảo rằng toàn bộ điện văn được phát đi;
i) Trong trường hợp cần thiết, khi phát các điện văn dài nên ngắt ra để người phát điện văn xác nhận rằng tần số phát không bị nhiễu bởi trạm phát khác và để người nhận có thể yêu cầu phát lại những phần chưa nhận được;
k) Người bấm phím để nói phải thả phím bấm ra sau khi phát và đảm bảo phim bấm không được bật lên nhằm tránh nguy cơ phím bấm bị kẹt trong liên lạc thoại.
Theo đó, có thể thấy rằng phương thức liên lạc thoại sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Dịch vụ kiểm soát tại sân bay;
+ Dịch vụ kiểm soát tiếp cận;
+ Dịch vụ kiểm soát đường dài;
+ Trường hợp khẩn cấp, khẩn nguy và thông tin liên lạc bị hỏng;
+ Phương thức phát các tin tức khí tượng và tin tức khác về sân bay;
+ Xử lý trường hợp bất thường của tổ lái.
Như vậy, việc sử dụng phương thức liên lạc thoại để liên lạc trên không và mặt đất sẽ được thực hiện trong các trường hợp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?