Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự nếu bị cáo bỏ trốn thì xử lý như thế nào? Có được xét xử hay phải tạm đình chỉ vụ án?
- Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự nếu bị cáo bỏ trốn thì xử lý như thế nào? Có được xét xử hay phải tạm đình chỉ vụ án?
- Quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử khi bị cáo bỏ trốn phải ghi rõ những nội dung nào?
- Trường hợp tạm đình chỉ vụ án do bị cáo bỏ trốn nếu sau khi truy nã bắt được bị cáo thì giải quyết thế nào?
Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự nếu bị cáo bỏ trốn thì xử lý như thế nào? Có được xét xử hay phải tạm đình chỉ vụ án?
Căn cứ khoản 1 Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Tạm đình chỉ vụ án
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật này;
b) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
c) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Theo quy định thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi không biết rõ bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử.
Trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án.
Bên cạnh đó, Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả.
Như vậy, trường hợp, bị cáo bỏ trốn trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị cáo.
Trường hợp việc truy nã không có kết quả thì Tòa án được xét xử vắng mặt bị cáo.
Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự nếu bị cáo bỏ trốn thì xử lý như thế nào? Có được xét xử hay phải tạm đình chỉ vụ án? (Hình từ Internet)
Quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử khi bị cáo bỏ trốn phải ghi rõ những nội dung nào?
Quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử được quy định tại khoản 3 Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Tạm đình chỉ vụ án
...
2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
3. Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Văn bản tố tụng
1. Văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.
2. Văn bản tố tụng ghi rõ:
a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
c) Nội dung của văn bản tố tụng;
d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Như vậy, theo quy định, quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử khi bị cáo bỏ trốn phải ghi rõ những nội dung sau đây:
(1) Lý do tạm đình chỉ,
(2) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án,
(3) Căn cứ ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án;
(4) Nội dung của quyết định tạm đình chỉ vụ án,
(5) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án và đóng dấu.
Trường hợp tạm đình chỉ vụ án do bị cáo bỏ trốn nếu sau khi truy nã bắt được bị cáo thì giải quyết thế nào?
Trường hợp tạm đình chỉ vụ án do bị cáo bỏ trốn được quy định tại khoản 8 Điều 10 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP như sau:
Tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử
...
5. Việc giao, gửi quyết định tạm đình chỉ vụ án thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 286 Bộ luật Tố tụng hình sự.
6. Việc lập hồ sơ, quản lý hồ sơ vụ án tạm đình chỉ thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch này và quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, Tòa án chỉ áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ.
8. Trường hợp tạm đình chỉ vụ án do bị can, bị cáo bỏ trốn thì sau khi truy nã bắt được bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án kịp thời thông báo cho Tòa án để Tòa án xem xét phục hồi vụ án.
Như vậy, theo quy định, trường hợp tạm đình chỉ vụ án do bị cáo bỏ trốn thì sau khi truy nã bắt được bị cáo, Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án kịp thời thông báo cho Tòa án để Tòa án xem xét phục hồi vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?