Trong giai đoạn xét xử hình sự, khi thực hành quyền công tố Viện Kiểm sát có trách những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
- Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
- Khi thực hành quyền công tố theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Chức năng
Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm:
1. Thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, không làm oan người vô tội, pháp nhân thương mại vô tội.
2. Kiểm sát việc xét xử nhằm kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xét xử, bảo đảm việc xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Như vậy, trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì Viện kiểm sát có trách nhiệm như trên.
Thực hành quyền công tố (Hình từ Internet)
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử
1. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 266 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 18 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các quy định pháp luật khác có liên quan.
...
Và căn cứ theo Điều 266 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;
+ Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
+ Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.
- Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;
+ Bổ sung chứng cứ mới;
+ Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;
+ Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
+ Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
+ Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này.
Ngoài ra Viện kiểm sát còn có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 18 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Khi thực hành quyền công tố theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử
...
2. Khi thực hành quyền công tố theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
b) Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
c) Xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật;
d) Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị;
đ) Trình bày kháng nghị của Viện kiểm sát; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án;
e) Tranh tụng tại phiên tòa;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các quy định pháp luật khác có liên quan.
...
Như vậy, khi thực hành quyền công tố theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?