Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc xử lý độ ẩm của đất hiện nay được quy định như thế nào?
Xử lý độ ẩm của đất đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 9.4 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Vật liệu đắp đập
...
9.4 Xử lý độ ẩm của đất
9.4.1 Trước khi khai thác một mỏ vật liệu để đắp đập, nhà thầu xây dựng cần kiểm tra sự phù hợp độ ẩm tự nhiên của mỏ đó so với độ ẩm thiết kế. Nếu trong một mỏ có nhiều lớp đất khác nhau, cần kiểm tra xác định độ ẩm của từng lớp đất đó.
9.4.2 Cần có các giải pháp xử lý làm tăng hoặc giảm độ ẩm của đất nếu độ ẩm tự nhiên của đất khác với độ ẩm thiết kế quy định. Các giải pháp này có thể tham khảo Phụ lục A của tiêu chuẩn này để thực hiện.
9.4.3 Việc xử lý làm tăng hoặc giảm độ ẩm của đất phải thực hiện đồng đều trong khối đất. Khi lấy mẫu kiểm tra độ ẩm của đất sau khi xử lý, phải lấy tất cả phần trên và dưới của lớp đất kiểm tra, chỗ nào chưa đạt yêu cầu phải tiến hành xử lý tiếp.
9.4.4 Xử lý độ ẩm của đất nên thực hiện ở ngoài phạm vi đắp đập. Trường hợp ủ đất trong nhiều ngày hoặc phải phối trộn nhiều loại đất thì nhà thầu tư vấn thiết kế phải lập thành một quy trình chi tiết, được chủ đầu tư chấp thuận để làm căn cứ cho nhà thầu xây dựng thực hiện.
Như vậy việc xử lý độ ẩm của đất đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén được quy định như trên.
Công trình thủy lợi đập đất đầm nén (Hình từ Internet)
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì thiết bị đầm nén thông thường sử dụng những loại nào?
Căn cứ theo tiết 10.4.1 tiểu mục 10.4 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Đắp đập
...
10.4 Thiết bị đầm nén và nguyên tắc vận hành
10.4.1 Thiết bị đầm nén thông thường sử dụng các loại sau đây:
1) Đầm lăn ép, bao gồm: Đầm lăn phẳng, đầm chân dê và đầm bánh hơi. Công tác đắp ở các khu vực có mặt bằng rộng đập ưu tiên sử dụng đầm chân dê có gắn thiết bị rung:
2) Đầm xung kích, bao gồm: Đầm thủ công và đầm cóc;
10.4.2 Việc sử dụng các loại đầm đối với các phạm vi, khu vực khác nhau trong thân đập thực hiện theo quy định của thiết kế và điều 12.5 của tiêu chuẩn này.
10.4.3 Phương pháp vận hành đầm lăn ép tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:
1) Tốc độ dịch chuyển của máy đầm phụ thuộc vào kết quả thí nghiệm đầm nén hiện trường, nhưng nên khống chế trong khoảng từ (1 đến 2) km/h;
2) Có thể đầm tiến, lùi hoặc theo đường vòng. Nếu đầm tiến, lùi nên hạn chế tối đa đầm theo hướng vuông góc với tim đập. Nếu đầm theo đường vòng, phải giảm tốc độ của máy đầm ở các đoạn vòng và không đầm trùng lặp nhiều.
3) Chiều rộng các vết đầm phải chồng lên nhau không nhỏ hơn 30 cm khi đầm theo hướng song song với tim đập, không nhỏ hơn 50 cm khi đầm theo hướng vuông góc với tim đập (theo hướng vòng).
10.4.4 Phương pháp vận hành đầm xung kích tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:
1) Đầm có có thể vận hành theo mọi hướng, các vết đầm phải chồng lên nhau không nhỏ hơn 10 cm.
2) Đầm thủ công có thể dùng các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng (như: cục bê tông, chày gỗ, đầm bàn bằng gang). Khi đầm phải đảm bảo được sự liên tục của các vết đầm, không được bỏ sót.
Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì thiết bị đầm nén thông thường sử dụng 02 loại sau:
- Đầm lăn ép;
- Đầm xung kích.
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì khai thác và vận chuyển đất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 9.5 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Vật liệu đắp đập
...
9.5 Khai thác và vận chuyển đất
9.5.1 Đất trong các mỏ chỉ được khai thác và vận chuyển để đắp đập sau khi đã thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phù hợp với các yêu cầu của thiết kế.
9.5.2 Các công việc phải thực hiện trước khi khai thác đất:
1) Trước khi khai thác đất phải làm tốt các công việc sau đây:
- Làm xong đường thi công đến bãi vật liệu;
- Xác định ranh giới, phạm vi khu vực khai thác, đóng cọc làm dấu;
- Bóc bỏ toàn bộ hoặc một phần tầng phủ tùy theo yêu cầu phơi đất để làm giảm bớt độ ẩm hoặc phải giữ độ ẩm của đất cho phù hợp với yêu cầu của thiết kế;
- Loại bỏ các rễ cây, rác, phế thải;
- Bố trí hệ thống tiêu thoát nước;
2) Các phế thải phải được đổ vào đúng nơi quy định, không làm trở ngại cho việc vận chuyển, không gây ngập úng cho khu lấy đất hoặc môi trường xung quanh;
3) Các lớp đất màu phải đổ vào đúng nơi quy định để san trả khôi phục diện tích canh tác sau khi khai thác.
9.5.3 Lựa chọn hình thức khai thác theo mặt đứng hay mặt bằng cần xem xét tính chất của đất, địa hình của mỏ vật liệu, sự phân bố và độ ẩm tự nhiên của các lớp đất, công cụ khai thác và các yếu tố khác có liên quan.
9.5.4 Khi khai thác đất phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
1) Ngoài việc bố trí rãnh tiêu thoát nước xung quanh mỏ, phải căn cứ vào địa hình, diện tích khai thác và cường độ mưa trong từng thời kỳ thi công để bố trí hệ thống tiêu thoát nước trong mỏ theo nguyên tắc đáy rãnh luôn luôn thấp hơn đáy khoang đào và không để tồn đọng nước trong khu vực khai thác;
2) Nếu độ ẩm tự nhiên của đất gần bằng hoặc thấp hơn độ ẩm thiết kế, nên khai thác theo mặt đứng để giảm bớt lượng nước bốc hơi. Ngược lại, nếu độ ẩm tự nhiên của đất cao hơn độ ẩm thiết kế, nên dùng phương pháp khai thác mặt bằng đối với những mỏ phân bố thành phần hạt đồng đều;
3) Thi công vào mùa khô nên khai thác các mỏ đất có độ ẩm tự nhiên cao. Ngược lại, thi công vào mùa mưa nên khai thác mỏ đất có độ ẩm tự nhiên thấp.
9.5.5 Lựa chọn hình thức vận chuyển nên xem xét đến đầy đủ các yếu tố: địa hình khu vực đắp đập, cự ly vận chuyển và chủng loại máy móc. Nên chọn phương thức vận chuyển trực tiếp lên mặt đập.
9.5.6 Lựa chọn máy móc vận chuyển cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:
1) Tổng khối lượng đắp đập, tính chất của vật liệu đắp, cấu tạo và kích thước của các khối đắp, cường độ đắp đập (tối đa, tối thiểu và trung bình);
2) Địa hình khu vực công trường, phân bố các mỏ và cự ly vận chuyển;
3) Thiết bị vận chuyển có thể huy động cho công trường.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình thủy lợi theo quy định thì cá nhân phải đáp ứng những gì?
Xử lý người được giao quản lý công trình thủy lợi tự ý xây dựng công trình không phép theo quy định như thế nào?
Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đất công trình thủy lợi thuộc loại đất nào? Và loại đất này thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất?
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi đó không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?