Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc lập quy hoạch sử dụng vật liệu đắp đập cần dựa vào các căn cứ nào?
- Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc lập quy hoạch sử dụng vật liệu đắp đập cần dựa vào các căn cứ nào?
- Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì phương pháp đắp đập phải đáp ứng các yêu cầu chung là gì?
- Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén nếu phải sử dụng đất Bazan để đắp đập thì cần lưu ý những nội dung gì?
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc lập quy hoạch sử dụng vật liệu đắp đập cần dựa vào các căn cứ nào?
Căn cứ theo tiết 9.3.5 tiểu mục 9.3 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Vật liệu đắp đập
...
9.3 Quy hoạch sử dụng mỏ vật liệu
...
9.3.5 Lập quy hoạch sử dụng vật liệu đắp đập cần dựa vào các căn cứ chính sau đây:
1) Trình tự thi công từng bộ phận của đập:
- Nếu đập đất nhiều khối, cần dành đất tốt có tính chống thấm cao để đắp ở phía thượng lưu;
- Nếu đập có tường tâm, cần đắp tường tâm đi trước một bước so với khối đất hai bên;
- Nếu đập có tường nghiêng thì đắp tường nghiêng đến đâu phải có lớp đất bảo vệ để tránh cho tường nghiêng bị nứt nẻ.
2) Tình hình thời tiết:
Trong mùa mưa nên thi công các bộ phận đập bằng đất rời (các lớp phản áp hạ lưu, bảo vệ thượng lưu, lớp chuyển tiếp bằng các loại cát, cuội, sỏi, đá phong hóa, các loại đất đá không chọn lọc từ đào móng). Trong mùa khô, về phía hạ lưu của thân đập nên đắp khối gia tải bằng cát sỏi để tránh đất đắp tiếp xúc trực tiếp với khí trời khô nóng.
...
Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc lập quy hoạch sử dụng vật liệu đắp đập cần dựa vào 02 các căn chính là:
- Trình tự thi công từng bộ phận của đập;
- Tình hình thời tiết.
Công trình thủy lợi đập đất đầm nén (Hình từ Internet)
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì phương pháp đắp đập phải đáp ứng các yêu cầu chung là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Đắp đập
10.1 Yêu cầu chung
10.1.1 Chỉ được đắp đập ở những khu vực đã xử lý nền đạt yêu cầu thiết kế và các quy định ở điều 8.1 của tiêu chuẩn này. Các bộ phận công trình che khuất phải được nghiệm thu hoàn thành hạng mục theo đúng quy định mới được phép đắp phủ.
10.1.2 Trước khi đắp đập, nhà thầu xây dựng phải tổ chức thí nghiệm đầm nén hiện trường đối với từng loại đất để xác định tối ưu các thông số đầm nén, bao gồm: Chiều dày lớp rải (trước khi đầm), số lần đầm để đạt dung trọng khô thiết kế, độ ẩm thích hợp nhất, loại máy đầm và tốc độ di chuyển của máy đầm.
Chỉ được phép đắp đập sau khi đã có kết quả thí nghiệm đầm nén hiện trường, phương pháp thí nghiệm thực hiện theo quy định ở Phụ lục C của tiêu chuẩn này.
10.1.3 Lớp bảo vệ nền và vai đập chỉ được bóc bỏ trước khi đắp đập.
10.1.4 Trước khi đắp đập, mặt tiếp xúc phải kiểm soát có độ ẩm tương đương độ ẩm đất đắp. Nếu đất quá khô phải tưới nước đều cho thấm hết mới đắp, nếu đất quá ướt phải khơi rãnh, phơi đất nền cho khô rồi mới được đắp.
10.1.5 Phải đắp đập theo mặt cắt đã tính đến chiều cao phòng lún để sau khi lún ổn định thì cao trình đình đập đảm bảo như quy định của thiết kế.
10.1.6 Vị trí đắp các loại đất có tính chất khác nhau trong thân đập phải được thực hiện theo quy định trong hồ sơ thiết kế.
10.1.7 Trong quá trình đắp phải đảm bảo trong thân đập không được hình thành những khối cục bộ có các tính chất cơ lý khác hẳn với vùng lân cận. Không cho phép có hiện tượng đất đắp bị bùng nhùng, nếu có thì phải đào hết và tiến hành đắp lại cho đến khi đạt chất lượng theo yêu cầu thiết kế.
10.1.8 Đất đắp đập phải được đầm chặt đạt dung trọng khô (γKTK), độ chặt (K) và hệ số thấm tương ứng với từng loại đất ở mọi vị trí trong thân đập theo yêu cầu của thiết kế.
...
Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì phương pháp đắp đập phải đáp ứng các yêu cầu chung được quy định như trên.
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén nếu phải sử dụng đất Bazan để đắp đập thì cần lưu ý những nội dung gì?
Căn cứ theo tiết 10.3.2 tiểu mục 10.3 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Đắp đập
...
10.3 Sử dụng đất đắp có tính chất cơ lý đặc biệt, đất Bazan, đắt từ đào hố móng công trình
...
10.3.2 Nếu phải sử dụng đất Bazan để đắp đập, cần lưu ý và thực hiện theo các nội dung quy định ở Phụ lục D của tiêu chuẩn này.
Và căn cứ theo Phụ lục D Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 thì đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén nếu phải sử dụng đất Bazan để đắp đập, cần lưu ý và thực hiện theo các nội dung như sau:
- Đặc điểm về mặt vật liệu xây dựng của đất Bazan;
- Phân đới cấu tạo vỏ phong hóa đá Bazan;
- Khai thác đất Bazan để đắp đập;
- Đầm nện đất Bazan khi đắp đập;
- Xác định dung trọng khô ở hiện trường với loại đất Bazan hỗn hợp hạt nhỏ và hạt to.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?