Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tổng mặt bằng thi công sẽ bao gồm những loại mặt bằng nào?
- Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tổng mặt bằng thi công sẽ bao gồm những loại mặt bằng nào?
- Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc kiểm tra các mỏ đất cần thực hiện các công việc nào?
- Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén khi thi công bằng phương pháp đắp đập thì để phòng tránh áp lực kẽ rỗng thì có thể thực hiện các phương pháp nào?
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tổng mặt bằng thi công sẽ bao gồm những loại mặt bằng nào?
Căn cứ theo tiết 6.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Tổng mặt bằng thi công
6.1 Bố trí tổng mặt bằng thi công
6.1.1 Tổng mặt bằng thi công bao gồm mặt bằng khu đất được cấp để xây dựng và các mặt bằng lân cận khác mà trên đó bố trí các công trình sẽ được xây dựng, thiết bị xây dựng, các công trình phụ trợ, xưởng sản xuất, kho bãi, nhà ở và nhà làm việc, đường thi công, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp thoát nước và các hạng mục khác (nếu cần thiết) dùng để phục vụ cho công tác xây dựng và đời sống của người lao động trên công trường.
6.1.2 Trước khi thi công đắp đập hoặc các đoạn đập phải tiến hành xây dựng xong tổng mặt bằng thi công phù hợp, đáp ứng yêu cầu thi công của từng thời đoạn tương ứng.
Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tổng mặt bằng thi công sẽ bao gồm:
- Mặt bằng khu đất được cấp để xây dựng;
- Các mặt bằng lân cận khác mà trên đó bố trí các công trình sẽ được xây dựng, thiết bị xây dựng, các công trình phụ trợ, xưởng sản xuất, kho bãi, nhà ở và nhà làm việc, đường thi công, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp thoát nước và các hạng mục khác (nếu cần thiết) dùng để phục vụ cho công tác xây dựng và đời sống của người lao động trên công trường.
Công trình thủy lợi đập đất đầm nén (Hình từ Internet)
Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc kiểm tra các mỏ đất cần thực hiện các công việc nào?
Căn cứ theo tiết 9.2.3 tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Vật liệu đắp đập
...
9.2 Kiểm tra và bàn giao tài liệu
...
9.2.3 Kiểm tra các mỏ đất cần thực hiện các công việc sau đây:
1) Bề dày lớp đất hữu cơ, tình hình cây cối mọc tự nhiên hoặc do người trồng, chiều dày của từng lớp vật liệu, tình hình phân bố các lớp xen kẹp;
2) Mặt bằng phân bố của mỏ, điều kiện khai thác và vận chuyển đến đập;
3) Điều kiện địa chất thủy văn, tình hình ngập nước của từng mỏ trong mùa mưa lũ, khả năng tiêu thoát nước trong quá trình khai thác;
4) Tính chất cơ lý của đất như dung trọng tự nhiên, thành phần hạt, độ ẩm lớn nhất, dung trọng khô lớn nhất;
5) Đối với loại đất chứa nhiều sạn sỏi, cần kiểm tra hàm lượng hạt thô có đường kính lớn hơn 2 mm;
6) Điều kiện khai thác và vận chuyển.
Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc kiểm tra các mỏ đất cần thực hiện 06 công việc được nhắc đến như quy định trên.
Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén khi thi công bằng phương pháp đắp đập thì để phòng tránh áp lực kẽ rỗng thì có thể thực hiện các phương pháp nào?
Căn cứ theo tiết 10.2.4 tiểu mục 10.2 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Đắp đập
...
10.2 Phương pháp đắp đập
...
10.2.4 Tốc độ lên đập phải thực hiện theo quy định trong hồ sơ thiết kế. Trong trường hợp có yêu cầu tốc độ lên đập cao hơn quy định của thiết kế thì nhà thầu xây dựng phải tính toán đảm bảo an toàn và chất lượng đắp, phải có sự thỏa thuận của nhà thầu tư vấn thiết kế và được chủ đầu tư chấp thuận. Khống chế tốc độ lên đập phải tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:
1) Hạn chế đến mức tối đa việc phát sinh áp lực kẽ rỗng trong khối đắp (tốt nhất là bằng “0” (không));
2) Trong phạm vi xuất hiện ứng suất cắt có trị số lớn (thông thường là từ (10 đến 15) m tính từ mái nghiêng bờ vai), khi tiến hành đầm nén các lần tiếp theo cần gia tăng tải trọng và số lần đầm, nên sử dụng đầm lăm ép có lắp bộ rung.
3) Phòng tránh áp lực kẽ rỗng khi thi công bằng các phương pháp sau đây:
- Khống chế độ ẩm theo quy định của thiết kế. Khi đất cần bù ẩm phải trộn đều trước khi đầm, tuyệt đối không được đầm khi xuất hiện độ ẩm bão hòa tập trung trong khối đắp. Khi hong khô để giảm độ ẩm cần đảo đều để độ ẩm trong lớp rải gần bằng nhau, chênh lệch độ ẩm giữa lớp mặt và lớp đáy phải khống chế không quá từ (4 đến 5) % tương ứng với độ chặt của đất đắp.
- Khống chế tốc độ di chuyển của máy đầm theo mục 1 điều 10.4.3 của tiêu chuẩn này.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén khi thi công bằng phương pháp đắp đập thì để phòng tránh áp lực kẽ rỗng thì có thể thực hiện các phương pháp:
- Khống chế độ ẩm theo quy định của thiết kế.
- Khống chế tốc độ di chuyển của máy đầm theo mục 1 điều 10.4.3 của tiêu chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?