Trong công tác quản lý thị trường, ai có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra? Trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra là gì?
- Trong quyết định kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường phải có đầy đủ những nội dung gì?
- Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ nào xảy ra?
- Trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra là gì?
- Trong công tác Quản lý thị trường, ai có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra?
Trong quyết định kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường phải có đầy đủ những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 có quy định về quyết định kiểm tra như sau:
Quyết định kiểm tra
1. Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này.
2. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;
b) Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;
c) Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra;
đ) Thời hạn kiểm tra;
e) Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;
g) Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.
3. Quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.
Theo đó, quyết định kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;
- Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;
- Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Thời hạn kiểm tra;
- Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;
- Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.
Công tác quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ nào xảy ra?
Tại Điều 20 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định thì căn cứ ban hành quyết định kiểm tra đột xuất bao gồm:
Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra
1. Quyết định kiểm tra định kỳ, quyết định kiểm tra chuyên đề được ban hành căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề được gửi cho đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan ngay sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.
2. Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
b) Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;
c) Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm:
+ Từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo
+ Tin báo của tổ chức, cá nhân;
+ Từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
- Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;
- Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra là gì?
Trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra được quy định theo Điều 14 Thông tư 27/2020/TT-BCT (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-BCT) như sau:
Trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra
1. Trực tiếp hoặc cử công chức Quản lý thị trường đáp ứng đủ tiêu chuẩn làm Trưởng Đoàn kiểm tra để thực hiện quyết định kiểm tra.
2. Trực tiếp hoặc giao cho công chức được giao quản lý sổ Nhật ký công tác của cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường ghi rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành quyết định kiểm tra; họ tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra; họ tên, số hiệu công chức (nếu có) của thành viên Đoàn kiểm tra; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra; các nội dung kiểm tra và thời hạn kiểm tra vào sổ Nhật ký công tác trước khi thực hiện quyết định kiểm tra.
3. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Quản lý thị trường như sau:
- Kịp thời chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm tra và sau khi kết thúc kiểm tra theo báo cáo, kiến nghị của Trưởng đoàn kiểm tra.
- Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về việc ban hành quyết định kiểm tra và toàn bộ hoạt động kiểm tra theo quyết định kiểm tra.
Trong công tác Quản lý thị trường, ai có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra?
Cụ thể, về thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra thì Điều 4 Nghị định 33/2022/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
1. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra quy định tại khoản 1 điều 21 Pháp lệnh Quản lý thị trường bao gồm:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
b) Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh) gồm: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội trưởng Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cơ động.
2. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này được giao quyền cho cấp phó ban hành quyết định kiểm tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
Theo đó, người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra bao gồm:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
- Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường;
- Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh;
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ nhà có phải thanh toán chi phí viện phí khi người giúp việc gia đình bị tai nạn lao động hay không?
- Mẫu Đơn xin gia hạn tiến độ thi công công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hành vi cố ý gây thương tích mới nhất hiện nay là mẫu nào? Cố ý gây thương tích đi tù khi nào?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng? Tải mẫu tại đâu?
- Mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình mới nhất? Cách xác định dự toán xây dựng công trình?