Trong công tác giám sát trong Đảng thì thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ thể giám sát được quy định thế nào?
Chủ thể giám sát trong Đảng là những cơ quan, tổ chức nào?
Theo quy định tại Điều 6 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 về chủ thể giám sát như sau:
Chủ thể giám sát
Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở trở lên cho đến Ban Chấp hành Trung ương; Ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp.
Theo quy định trên, chủ thể giám sát bao gồm chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở trở lên cho đến Ban Chấp hành Trung ương; Ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp.
Công tác giám sát trong Đảng (Hình từ Internet)
Trong công tác giám sát trong Đảng thì thẩm quyền của các chủ thể giám sát được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 về thẩm quyền của chủ thể giám sát như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm của chủ thể giám sát
1 - Thẩm quyền của chủ thể giám sát
a) Ban hành các văn bản về thực hiện công tác giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.
b) Cử đại diện lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng hoặc cán bộ theo dõi lĩnh vực, địa bàn dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy và các tổ chức đảng cấp dưới theo quy định; lập các đoàn giám sát để tiến hành các cuộc giám sát; nắm tình hình liên quan đến đối tượng được giám sát.
c) Yêu cầu đối tượng giám sát, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, trao đổi về những nội dung liên quan đến việc giám sát; yêu cầu tổ chức đảng quản lý đối tượng giám sát phối hợp thực hiện.
d) Qua giám sát, chủ thể giám sát nhận xét, đánh giá về ưu điểm, thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân; rút kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; bổ sung, sửa đổi, nhắc nhở, cảnh báo, kiến nghị những vấn đề cần thiết.
đ) Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp, ban thường vụ cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên phát hiện đối tượng giám sát thực hiện không đúng nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, trái với pháp luật của Nhà nước thì yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc xử lý theo thẩm quyền; nếu thấy cần thiết thì yêu cầu hủy bỏ quyết định, quy định sai trái đó.
Ủy ban kiểm tra được yêu cầu xem xét lại các quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới trái với chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thu hồi, hủy bỏ quyết định của tổ chức đảng cấp dưới trái thẩm quyền về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy phát hiện tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên thực hiện không đúng nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và của cấp mình, pháp luật của Nhà nước thì báo cáo cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp xem xét, xử lý.
Chi bộ nếu thấy đảng viên không thực hiện, thực hiện không đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, có thiếu sót, khuyết điểm thì kịp thời nhắc nhở, yêu cầu đảng viên đó thực hiện đúng, chấn chỉnh, khắc phục hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
e) Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp cử cấp ủy viên trực tiếp chỉ đạo, giám sát tổ chức đảng cấp dưới sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm.
...
Theo đó, trong công tác giám sát trong Đảng thì chủ thể giám sát có những thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.
Trong đó có thẩm quyền ban hành các văn bản về thực hiện công tác giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.
Chủ thể giám sát có những trách nhiệm nào trong công tác giám sát trong Đảng?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 về trách nhiệm của chủ thể giám sát như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm của chủ thể giám sát
...
2- Trách nhiệm của chủ thể giám sát
a) Thực hiện việc giám sát thường xuyên, giám sát theo chương trình, kế hoạch và giữ bí mật về nội dung thông tin, tài liệu, cá nhân có liên quan đến việc giám sát; phát ngôn, thông tin theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chủ động, kịp thời, công tâm, khách quan khi thực hiện giám sát; báo cáo, chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng có thẩm quyền về kết quả giám sát.
b) Thông báo cho đối tượng giám sát về quyết định thành lập đoàn giám sát, kế hoạch giám sát chuyên đề.
c) Thông báo bằng văn bản kết quả giám sát chuyên đề cho đối tượng giám sát; đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung những vấn đề cần thiết và tiếp tục theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát chấp hành thông báo kết quả giám sát.
d) Báo cáo kết quả giám sát với tổ chức đảng có thẩm quyền và thông báo cho tổ chức đảng có liên quan.
đ) Chỉ đạo hoặc tổ chức tuyên truyền, phổ biến công tác giám sát theo quy định của Đảng.
Như vậy, chủ thể giám sát trong Đảng có những trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 13 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm thực hiện việc giám sát thường xuyên, giám sát theo chương trình, kế hoạch và giữ bí mật về nội dung thông tin, tài liệu, cá nhân có liên quan đến việc giám sát; phát ngôn, thông tin theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?