Trong cơ sở giáo dục mầm non thì việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?

Em ơi chị hỏi: hiện nay có văn bản nào quy định việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non không em? Nếu có thì cho chị cơ sở pháp lý luôn nha. Đây là câu hỏi của chị Huyền Anh đến từ Long An.

Đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là đồ chơi phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là đồ chơi).
2. Đồ chơi tự làm là đồ chơi do các tổ chức, cá nhân tự làm, phục vụ cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.
3. Học liệu sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là học liệu).
4. Học liệu dạng xuất bản phẩm là học liệu được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản, gồm: tài liệu in, tài liệu chữ nổi, tranh, ảnh, ảnh dạng thẻ và học liệu điện tử (là tài liệu được số hóa theo một cấu trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử).
5. Học liệu tự làm là học liệu do các tổ chức, cá nhân tự làm, phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.

Như vậy đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là đồ chơi phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non.

Cơ sở giáo dục mầm non

Cơ sở giáo dục mầm non (Hình từ Internet)

Trong cơ sở giáo dục mầm non thì việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tính an toàn của đồ chơi
1. Đồ chơi bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về an toàn đồ chơi trẻ em.
2. Đồ chơi bảo đảm các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đồ chơi ghi rõ các thông tin về bản quyền (tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản); có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định.
4. Đối với đồ chơi tự làm: các nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Tính thẩm mỹ của đồ chơi
1. Bảo đảm tính thẩm mỹ, màu sắc hài hòa, sinh động.
2. Bố cục hợp lý, hình dạng bề ngoài sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú trẻ.
3. Bảo đảm kích cỡ, trọng lượng phù hợp với thể chất và khả năng sử dụng của trẻ (dễ chơi, dễ di chuyển).
4. Dễ dàng kết nối, lắp ghép, lồng, xếp các chi tiết,
Tính giáo dục của đồ chơi
1. Phù hợp với nội dung Chương trình giáo dục mầm non và các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; giúp trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
2. Đáp ứng yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp.
3. Đồ chơi không chứa đựng nội dung bạo lực, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính.
4. Đồ chơi được thiết kế có tính năng kích thích phát triển thể chất, tư duy, sáng tạo; phù hợp với nhu cầu và phát triển của từng độ tuổi.
5. Hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt bao gồm các nhu cầu về thể chất, giác quan và học tập.

Như vậy trong cơ sở giáo dục mầm non thì việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định như trên về:

- Tính an toàn của đồ chơi;

- Tính thẩm mỹ của đồ chơi;

- Tính giáo dục của đồ chơi.

Đồ chơi cho trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì có được sử dụng không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non
1. Đồ chơi có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. Đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:
a) Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Thông tư này;
b) Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm;
c) Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).
3. Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Như vậy đồ chơi cho trẻ tại cơ sở giáo dục mần non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vẫn được sử dụng nhưng phải được lựa chọn theo các nguyên tắc trên.

Cơ sở giáo dục mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở giáo dục mầm non phải công khai thông tin về kế hoạch và kết quả hoạt động gì theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục mầm non cần công khai những thông tin gì về cơ sở vật chất theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?
Pháp luật
Dịch vụ đưa đón trẻ là gì? Cơ sở giáo dục mầm non công lập được thực hiện dịch vụ đưa đón trẻ không?
Pháp luật
Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được bố trí tối đa bao nhiêu hiệu trưởng? Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non phải có năng lực thế nào?
Pháp luật
Danh mục đồ dùng mầm non hiện nay bao gồm những gì? Quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá về an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trong cơ sở giáo dục mầm non thì giáo dục kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập từ ngày 16/12/2023?
Pháp luật
Danh mục vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập từ ngày 16/12/2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục mầm non
965 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục mầm non
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào