Trong các đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thuộc nhóm đối tượng mấy?
- Trong các đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thuộc nhóm đối tượng mấy?
- Khi xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng nhóm 2 cần đảm bảo những nội dung nào?
- Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc tập tập trung đối với các đối tượng nhóm 2 tại địa phương phải đảm bảo thực hiện được bao nhiêu ngày trong năm?
Trong các đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thuộc nhóm đối tượng mấy?
Căn cứ điểm b khoản 1 Mục I Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về đối tượng cán bộ công chức được bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:
Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Đối tượng
Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng sau:
...
b) Nhóm đối tượng 2
- Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương trực tiếp theo dõi công tác dân tộc.
- Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy, thị ủy ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thuộc đối tượng nhóm 2 được bồi dưỡng kiến thức dân tộc.
Trong các đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thuộc nhóm đối tượng mấy? (Hình từ Internet)
Khi xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng nhóm 2 cần đảm bảo những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:
Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau:
...
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng chương trình
a) Nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc
- Nhóm đối tượng 1, đối tượng 2: các chuyên đề về kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
- Nhóm đối tượng 3, đối tượng 4: các chuyên đề lý thuyết về kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch cuối khóa.
b) Nội dung chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: thực hiện theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Theo đó, khi xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với các đối tượng cán bộ, công chức nhóm 2 cần đảm bảo các chuyên đề về kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc tập tập trung đối với các đối tượng nhóm 2 tại địa phương phải đảm bảo thực hiện được bao nhiêu ngày trong năm?
Căn cứ khoản 2 Mục III Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:
Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau:
...
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
...
2. Hình thức bồi dưỡng
a) Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc
- Nhóm đối tượng 1: thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình: lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng; cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
- Nhóm đối tượng 2
+ Tại các Bộ, ngành trung ương: thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình: lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng; cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
+ Tại các địa phương: bồi dưỡng tập trung 03 ngày/năm và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
- Nhóm đối tượng 3: bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).
- Nhóm đối tượng 4: bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).
b) Chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
...
Theo đó, đối với các đối tượng nhóm 2 tại địa phương (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc tập trung phải đảm bảo thực hiện được 03 ngày/năm.
Khi tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc tập chung cho các đối tượng thì phải đảm bảo cung cấp đủ tài liệu để cán bộ, công chức tự nghiên cứu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?