Trong biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan thì biện pháp tuần tra hải quan được quy định như thế nào?
Trong biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan thì biện pháp tuần tra hải quan được quy định như thế nào?
Theo Điều 102 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về biện pháp tuần tra hải quan trong biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan như sau:
- Cơ quan hải quan có trách nhiệm tổ chức lực lượng, phương tiện tiến hành biện pháp tuần tra trong địa bàn hoạt động hải quan để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Trong quá trình tuần tra cơ quan hải quan có quyền:
+ Sử dụng đèn hiệu, cờ hiệu, pháo hiệu, loa, còi để ra hiệu lệnh;
+ Tạm dừng phương tiện vận tải để khám xét phương tiện vận tải, hàng hóa chứa trên phương tiện vận tải khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
+ Khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Trong trường hợp lực lượng kiểm soát đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại vùng nội thủy, lãnh hải mà phát hiện phương tiện vận tải có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phát tín hiệu dừng phương tiện vận tải để kiểm tra theo quy định của Luật Biển Việt Nam.
Qua kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm pháp luật cần phải tiến hành khám xét thì phải đưa phương tiện vận tải về cảng hoặc vị trí neo đậu đảm bảo cho việc khám xét an toàn. Việc khám xét được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan phải lập biên bản. Biên bản được giao cho chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.
Biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan (Hình từ Internet)
Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan mới nhất hiện nay?
Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 08/2015/NĐ-CP gồm:
- Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Tuần tra hải quan;
- Thu thập, nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa, vụ việc, hiện tượng, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và người có liên quan;
- Thu thập, nghiên cứu thông tin về cá nhân có dấu hiệu hoạt động liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Thu thập, xử lý thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan. Cử cán bộ, công chức hải quan ra nước ngoài để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Tuyển chọn, xây dựng, sử dụng những người không thuộc biên chế của cơ quan hải quan để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Bố trí công chức hải quan kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến, hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan theo Điều 10 Luật Hải quan 2014 quy định cụ thể:
- Đối với công chức hải quan:
+ Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
+ Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
+ Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
+ Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
- Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
+ Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
+ Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
+ Gian lận thương mại, gian lận thuế;
+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
+ Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
+ Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Bên cạnh đó, Điều 9 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Phối hợp thực hiện pháp luật về hải quan
- Cơ quan hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện pháp luật về hải quan.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan hải quan hoàn thành nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?