Trong biên bản tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống khi xử lý tang vật vi phạm hành chính thì có cần chữ ký của người vi phạm hay không?
- Đối với tang vật vi phạm hành chính là thực phẩm tươi sống thì có được phép tiêu hủy hay không?
- Trong biên bản tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống khi xử lý tang vật vi phạm hành chính thì có cần chữ ký của người vi phạm hay không?
- Nguồn kinh phí để thực hiện việc tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống khi xử lý tang vật vi phạm hành chính được lấy từ nguồn ngân sách nào?
Đối với tang vật vi phạm hành chính là thực phẩm tươi sống thì có được phép tiêu hủy hay không?
Căn cứ Điều 2 và Điều 3 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định như sau:
Điều 2. Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm:
1. Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản;
2. Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác);
3. Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;
4. Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;
5. Hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng.
Điều 3. Hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
1. Tiêu hủy đối với hàng hoá, vật phẩm đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng.
2. Bán trực tiếp (không thông qua đấu giá), trừ các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, chỉ được tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng. Trường hợp thực phẩm vẫn còn sử dụng được thì sẽ tiến hành bán trực tiếp.
Trong biên bản tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống khi xử lý tang vật vi phạm hành chính thì có cần chữ ký của người vi phạm hay không? (Hình từ Internet)
Trong biên bản tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống khi xử lý tang vật vi phạm hành chính thì có cần chữ ký của người vi phạm hay không?
Về thành phần kí biên bản tiêu hủy anh tham khảo khoản 2 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
...
2. Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ:
a) Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;
b) Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Sử dụng hóa chất;
- Sử dụng biện pháp cơ học;
- Hủy đốt;
- Hủy chôn;
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
c) Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
...
Quy định này vẫn đang có hiệu lực và chưa có hướng dẫn mới hơn về thành phần bắt buộc phải kí trên biên bản. Theo quy định này thì chỉ bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý mà thôi, không bắt buộc phải có chữ ký của người vi phạm.
Nguồn kinh phí để thực hiện việc tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống khi xử lý tang vật vi phạm hành chính được lấy từ nguồn ngân sách nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định như sau:
Nguồn kinh phí
...
2. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý theo hình thức tiêu hủy (trừ trường hợp tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 9 của Thông tư này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.
...
Nguồn kinh phí để thực hiện việc tiêu hủy đối với thực phẩm tươi sống khi xử lý tang vật vi phạm hành chính được lấy từ trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?