Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là xăng dầu thì cơ quan có thẩm quyền phải bảo quản như thế nào?
Việc tịch thu tang vật vi phạm hành chính được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và điểm b khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Theo đó, việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hiểu là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Bảo quản tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là xăng dầu (Hình từ Internet)
Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là xăng dầu thì cơ quan có thẩm quyền phải bảo quản như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Người đứng đầu cơ quan của người quản lý, bảo quản căn cứ vào tính chất của từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.
1. Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải cách biệt với tang vật khác và để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy.
2. Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ.
3. Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
4. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải đưa vào trụ sở cơ quan người có thẩm quyền tạm giữ để quản lý, bảo quản và phải được bảo quản, sắp xếp gọn gàng trong tủ đựng tài liệu, bảo đảm điều kiện chống mối mọt, tránh ẩm thấp, cách xa nguồn nhiệt độ cao.
Theo đó, tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là xăng dầu (chất nguy hiểm về cháy, nổ) thì cơ quan có thẩm quyền phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là xăng dầu thì sẽ được quản lý, bảo quản theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
2. Các tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.
3. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn; bảo đảm tính nguyên vẹn.
4. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Như vậy, tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là xăng dầu thì sẽ được quản lý, bảo quản theo nguyên tắc sau:
- Tang vật bị tạm giữ, tịch thu là xăng dầu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
- Các tang vật bị tạm giữ, tịch thu là xăng dầu phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.
- Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật bị tịch thu là xăng dầu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp chi phí được áp dụng để định giá dịch vụ khám chữa bệnh khi xác định được các yếu tố hình thành giá đúng không?
- Nghị quyết của Đảng là gì? Mẫu báo cáo kết quả tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng?
- Mẫu thư mời họp mặt 20 11? Nội dung mẫu thư mời họp mặt 20 11 gồm những gì? 20 11 có phải lễ lớn?
- Status 20 11 2024 ngắn gọn tri ân thầy cô? Stt ngày 20 11? Lời hay ý đẹp về thầy cô 20 11 ngắn gọn 2024?
- Gấu bông Labubu của nước nào? Vì sao lại trở thành trào lưu của giới trẻ? Gấu bông Labubu bị xem là hàng không rõ nguồn gốc khi nào?