Trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không liên tiếp, liền kề và mỗi lần chưa tới 2 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không liên tiếp, liền kề và mỗi lần chưa tới 2 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không liên tiếp, liền kề và mỗi lần chưa tới 2 triệu đồng thì có bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người trộm cắp tài sản là bao lâu?
Trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không liên tiếp, liền kề và mỗi lần chưa tới 2 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không liên tiếp, liền kề và mỗi lần chưa tới 2 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, thì theo hướng dẫn tại Mục 3 Phần I Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 như sau:
3. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự thì có xử lý về hình sự hay không?
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều quy định kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về việc lấy trị giá tài sản bị chiếm đoạt làm căn cứ để xử lý trách nhiệm hình sự. Trước đây, nội dung này đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Hiện nay, chưa có Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định này của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, vận dụng Thông tư liên tịch số 02 này thì trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
Theo hướng dẫn của Tòa án nêu trên nếu hành vi trộm cắp được thực hiện nhiều lần và các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện không liên tục, không kế tiếp nhau về mặt thời gian thì sẽ không xử lý hình sự người này mà sẽ xử phạt vi phạm hành chính cho từng lần trộm cắp (nếu còn thời hiệu xử phạt hành chính).
Trộm cắp tài sản nhiều lần (Hình từ Internet)
Trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không liên tiếp, liền kề và mỗi lần chưa tới 2 triệu đồng thì có bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính không?
Tại khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có giải thích vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
...
Và căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Tình tiết tăng nặng
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
...
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
...
Như vậy, trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không liên tiếp, liền kề và mỗi lần chưa tới 2 triệu đồng thì được xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người trộm cắp tài sản là bao lâu?
Hành vi trộm cắp tài sản chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người trộm cắp tài sản là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?