Trợ lý thanh niên cấp trường ở Thành phố Hồ Chí Minh là giảng viên tại trường đại học có 10.000 sinh viên trở lên thì dành bao nhiêu thời gian làm việc cho công tác Đoàn?
- Chức danh Trợ lý thanh niên được áp dụng cho những đối tượng nào?
- Khi đảm nhận chức danh Trợ lý thanh niên thì giảng viên cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Trợ lý thanh niên cấp trường là giảng viên tại trường đại học có 10.000 sinh viên trở lên thì được dành bao nhiêu thời gian làm việc cho công tác Đoàn?
Chức danh Trợ lý thanh niên được áp dụng cho những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 1 Quy định chức danh và chế độ, chính sách đối với Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trợ lý thanh niên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 43/2014/QĐ-UBND quy định về đối tượng áp dụng chức danh Trợ lý thanh niên như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Tổng phụ trách Đội là chức danh áp dụng cho giáo viên được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách đội trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở bao gồm trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở) và là người phụ trách tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở.
2. Trợ lý thanh niên là chức danh áp dụng cho công chức công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.
Theo quy định trên thì Trợ lý thanh niên là chức danh áp dụng cho công chức công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.
Trợ lý thanh niên cấp trường (Hình từ Internet)
Khi đảm nhận chức danh Trợ lý thanh niên thì giảng viên cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 8 Quy định chức danh và chế độ, chính sách đối với Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trợ lý thanh niên tại Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 43/2014/QĐ-UBND thì Trợ lý thanh niên sẽ có một số nhiệm vụ sau:
(1) Tham mưu cho Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục đạo đức lối sống, lý tưởng, các hoạt động ngoại khóa của học sinh; về công tác phối hợp chỉ đạo hoạt động Đoàn, Đội trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trực thuộc.
(2) Là đầu mối phối hợp, chỉ đạo cũng như tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo đảm an ninh, an toàn cho học sinh trên địa bàn.
Trợ lý thanh niên cấp trường là giảng viên tại trường đại học có 10.000 sinh viên trở lên thì được dành bao nhiêu thời gian làm việc cho công tác Đoàn?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 13/2013/QĐ-TTg quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội như sau:
Chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội
1. Về thời gian làm công tác Đoàn, Hội:
a) Đối với các đại học:
- Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn là giảng viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên là giảng viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn không phải là giảng viên được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên là giảng viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.
b) Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học (sau đây gọi chung là cấp trường) có từ 10.000 sinh viên, học sinh trở lên:
- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.
...
Theo đó, Trợ lý thanh niên cấp trường là giảng viên tại tường đại học có 10.000 sinh viên trở lên thì được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?