Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Người được bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Người được bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có số lượng là bao nhiêu người?
- Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được miễn nhiệm khi nào?
- Người nào có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao?
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 95/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về trợ lý Bộ trưởng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Trợ lý Bộ trưởng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) về một số lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ trưởng;
2. Được Bộ trưởng ủy quyền xử lý công việc, theo dõi hoạt động một số lĩnh vực công tác;
3. Trong công tác, được uỷ quyền thay mặt Lãnh đạo Bộ trình bày ý kiến của Bộ thuộc phạm vi công tác được giao với chức danh Trợ lý Bộ trưởng;
4. Được Bộ trưởng cử đi công tác trong và ngoài nước với danh nghĩa Phái viên của Bộ trưởng, làm Trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) tại các hội nghị quốc tế hoặc tham gia các hoạt động đối ngoại quan trọng;
5. Được mời tham dự, phát biểu ý kiến tại các cuộc họp của Lãnh đạo Bộ bàn về những vấn đề thuộc phạm vi công tác được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) về một số lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ trưởng;
- Được Bộ trưởng ủy quyền xử lý công việc, theo dõi hoạt động một số lĩnh vực công tác;
- Trong công tác, được uỷ quyền thay mặt Lãnh đạo Bộ trình bày ý kiến của Bộ thuộc phạm vi công tác được giao với chức danh Trợ lý Bộ trưởng;
- Được Bộ trưởng cử đi công tác trong và ngoài nước với danh nghĩa Phái viên của Bộ trưởng, làm Trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) tại các hội nghị quốc tế hoặc tham gia các hoạt động đối ngoại quan trọng;
- Được mời tham dự, phát biểu ý kiến tại các cuộc họp của Lãnh đạo Bộ bàn về những vấn đề thuộc phạm vi công tác được giao.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Hình từ Internet)
Người được bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 95/2006/QĐ-TTg năm 2006, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 47/2010/QĐ-TTg, có quy định người được bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng phải đang giữ chức vụ Trưởng đơn vị trực thuộc Bộ và trong diện quy hoạch Thứ trưởng, đồng thời còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau
Người được bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng phải đang giữ chức vụ Trưởng đơn vị trực thuộc Bộ và trong diện quy hoạch Thứ trưởng, đồng thời còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có tín nhiệm cao và đã giữ chức vụ Vụ trưởng tại Bộ Ngoại giao ít nhất từ 02 năm trở lên;
2. Không quá 50 tuổi và có đủ sức khỏe để đảm nhiệm công tác;
3. Trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì người được bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có tín nhiệm cao và đã giữ chức vụ Vụ trưởng tại Bộ Ngoại giao ít nhất từ 02 năm trở lên;
- Không quá 50 tuổi và có đủ sức khỏe để đảm nhiệm công tác;
- Trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có số lượng là bao nhiêu người?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 95/2006/QĐ-TTg năm 2006, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 47/2010/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Số lượng Trợ lý Bộ trưởng được căn cứ theo yêu cầu công tác và không quá 05 người.
Như vậy, theo quy định trên thì Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được căn cứ theo yêu cầu công tác và không quá 05 người.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được miễn nhiệm khi nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 95/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về Trợ lý Bộ trưởng miễn nhiệm như sau:
Trợ lý Bộ trưởng miễn nhiệm khi:
- Không còn yêu cầu đối với chức danh Trợ lý Bộ trưởng;
- Trợ lý Bộ trưởng được giao nhiệm vụ khác;
- Không còn đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn Trợ lý Bộ trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
- Không còn yêu cầu đối với chức danh Trợ lý Bộ trưởng;
- Trợ lý Bộ trưởng được giao nhiệm vụ khác;
- Không còn đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn Trợ lý Bộ trưởng.
Người nào có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 95/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định như sau:
Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trợ lý Bộ trưởng theo qui trình và quy chế bổ nhiệm cán bộ của Bộ Ngoại giao.
Như vậy, theo quy định trên thì người có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?