Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm? Trợ giúp viên pháp lý có được hướng dẫn tập sự cho nhiều người cùng một lúc không?
- Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý phải có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Người tập sự trợ giúp pháp lý được người hướng dẫn tập sự hướng dẫn những công việc gì?
- Người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý có trách nhiệm như thế nào?
- Muốn trở thành trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải tập sự trợ giúp pháp lý không?
Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý phải có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Tập sự trợ giúp pháp lý
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
Theo đó, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Đồng thời, 01 trợ giúp viên pháp lý chỉ được hướng dẫn nhiều nhất là 02 người cùng một thời điểm.
Trợ giúp viên pháp lý (Hình từ Internet)
Người tập sự trợ giúp pháp lý được người hướng dẫn tập sự hướng dẫn những công việc gì?
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Tập sự trợ giúp pháp lý
...
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.
Như vậy, trong thời gian tập sự thì người tập sự trợ giúp pháp lý sẽ được hướng dẫn và thực hiện các hoạt động nghề nghiệp nêu trên.
Người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về trách nhiệm của Trung tâm, người tập sự và người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm, người tập sự và người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Trung tâm quyết định phân công trợ giúp viên pháp lý có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là người hướng dẫn tập sự) để hướng dẫn cho người tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là người tập sự). Trường hợp từ chối thì Trung tâm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Người tập sự được người hướng dẫn tập sự hướng dẫn trong các hoạt động nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Trợ giúp pháp lý; có trách nhiệm tuân thủ quy định và nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý, nội quy, quy chế của nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; chịu trách nhiệm trước người hướng dẫn tập sự và Trung tâm về kết quả, tiến độ của các công việc được phân công. Kết thúc thời gian tập sự, người tập sự phải có báo cáo kết quả tập sự.
3. Người hướng dẫn tập sự có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc do mình phân công cho người tập sự; nhận xét về báo cáo kết quả tập sự của người tập sự.
Theo đó, người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý có trách nhiệm sau:
- Giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc do mình phân công cho người tập sự;
- Nhận xét về báo cáo kết quả tập sự của người tập sự.
Muốn trở thành trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải tập sự trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tiêu chuẩn để trở thành trợ giúp viên pháp lý như sau:
Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Như vậy, một trong những điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý là phải trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý. Do đó, nếu không tham gia tập sự trợ giúp pháp lý thì phải tham gia tập sự hành nghề luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?