Trình tự thực hiện phê duyệt chương trình, quy chế an ninh hàng không ra sao? Việc kiểm soát tài liệu an ninh hàng không phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Quy định về chương trình, quy chế an ninh hàng không như thế nào?
Cụ thể tại Điều 4 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có quy định về chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không như sau:
Chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay xây dựng chương trình an ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng không đã được phê duyệt.
2. Người khai thác sân bay chuyên dùng xây dựng chương trình an ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng không đã được phê duyệt.
3. Hãng hàng không Việt Nam xây dựng chương trình an ninh hàng không; đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay xây dựng quy chế an ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt theo quy định; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không đã được phê duyệt.
4. Hãng hàng không nước ngoài thực hiện vận chuyển thường lệ đến và đi từ Việt Nam phải trình chương trình an ninh hàng không dân dụng đối với hoạt động của hãng tại Việt Nam để Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận theo quy định; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không cho Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay và bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay mà hãng có đường bay thường lệ.
5. Chương trình, quy chế an ninh hàng không của các đơn vị, doanh nghiệp hàng không tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này quy định chi tiết trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong công tác bảo đảm an ninh hàng không, quy trình, thủ tục, biện pháp bảo đảm an ninh hàng không được quy định tại Thông tư này. Nội dung trong chương trình, quy chế an ninh hàng không của các hãng hàng không, người khai thác tàu bay Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không liên quan đến hoạt động tại cảng hàng không phải đúng quy định của pháp luật và phù hợp với chương trình an ninh hàng không, kế hoạch khẩn nguy của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
6. Nội dung chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của các đơn vị, doanh nghiệp nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này phải được xây dựng theo đề cương quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV và V ban hành kèm theo Thông tư này.
An ninh hàng không (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện phê duyệt chương trình, quy chế an ninh hàng không ra sao?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định về thủ tục phê duyệt chương trình, quy chế an ninh hàng không như sau:
- Doanh nghiệp, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không gửi 01 bộ hồ sơ (hồ sơ bằng tiếng Việt đối với doanh nghiệp Việt Nam, hồ sơ bằng tiếng Anh đối với hãng hàng không nước ngoài) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT
+ Chương trình, quy chế an ninh hàng không
+ Bảng đánh giá nội dung khác biệt của chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không với quy định của pháp luật Việt Nam và các biện pháp nhằm khắc phục các khác biệt đối với hồ sơ trình chấp thuận chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị đề nghị phê duyệt bổ sung hồ sơ.
Các tài liệu nào được quy định là tài liệu an ninh hàng không hạn chế?
Theo Điều 7 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có quy định về kiểm soát tài liệu an ninh hàng không, cụ thể như sau:
Kiểm soát tài liệu an ninh hàng không
1. Việc xác định độ mật của tài liệu an ninh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Danh mục tài liệu an ninh hàng không hạn chế bao gồm:
a) Các chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
b) Khuyến cáo, thông báo, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát, các đánh giá nguy cơ về an ninh hàng không và hồ sơ các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không chưa được công bố công khai;
c) Các quy chế phối hợp, văn bản hiệp đồng về an ninh hàng không giữa các cơ quan, đơn vị ngành hàng không với các cơ quan đơn vị liên quan;
d) Tài liệu về an ninh hàng không của ICAO hoặc do nước ngoài cung cấp được ICAO và phía nước ngoài xác định là tài liệu hạn chế;
đ) Các văn bản, tài liệu về an ninh hàng không khác mà Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định là tài liệu hạn chế.
3. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài liệu an ninh hạn chế đúng mục đích.
4. Tài liệu an ninh hàng không hạn chế chỉ cung cấp cho nơi nhận có ghi trong tài liệu. Việc cung cấp tài liệu cho đầu mối ngoài danh mục nơi nhận tài liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị ban hành tài liệu và có ký giao, nhận. Đồ vật cất giữ tài liệu an ninh hàng không hạn chế phải có dòng chữ “tài liệu hạn chế” tại nơi dễ dàng quan sát. Việc dự thảo, phát hành, quản lý, sử dụng, tiêu hủy tài liệu an ninh hàng không hạn chế được quy định cụ thể trong chương trình, quy chế an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không.
Theo đó các tài liệu hàng không an ninh hạn chế gồm có:
- Các chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
- Khuyến cáo, thông báo, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát, các đánh giá nguy cơ về an ninh hàng không và hồ sơ các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không chưa được công bố công khai;
- Các quy chế phối hợp, văn bản hiệp đồng về an ninh hàng không giữa các cơ quan, đơn vị ngành hàng không với các cơ quan đơn vị liên quan;
- Tài liệu về an ninh hàng không của ICAO hoặc do nước ngoài cung cấp được ICAO và phía nước ngoài xác định là tài liệu hạn chế;
- Các văn bản, tài liệu về an ninh hàng không khác mà Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định là tài liệu hạn chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?