Trình tự thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm trên Giấy chứng nhận khi có nhu cầu thực hiện như thế nào?
- Đất trồng cây lâu năm hết thời hạn sử dụng trên Giấy chứng nhận có phải làm thủ tục gia hạn không?
- Trình tự thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm trên Giấy chứng nhận khi có nhu cầu thực hiện như thế nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?
Đất trồng cây lâu năm hết thời hạn sử dụng trên Giấy chứng nhận có phải làm thủ tục gia hạn không?
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013.
Theo khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định về đất sử dụng có thời hạn như sau:
"Điều 126: Đất sử dụng có thời hạn
1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
[...]"
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất như sau:
"Điều 74: Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất
[...]
2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
[...]"
Theo đó, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn là 50 năm.
Không cần làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất nếu không có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận.
Như vậy, trường hợp anh tôi phát hiện đã quá thời hạn để xác nhận lại thời hạn sử dụng đối với phần đất 830 m2 đất trồng cây lâu năm thì không ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của anh và anh cũng không cần làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất nếu không có nhu cầu.
Trường hợp có nhu cầu thì thực hiện theo quy định dưới đây.
Đất trồng cây lâu năm hết thời hạn sử dụng trên Giấy chứng nhận (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm trên Giấy chứng nhận khi có nhu cầu thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 74: Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất
[...]
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;
c) Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã."
Theo đó, trường hợp anh không phải làm thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất nhưng có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận đối với 830 m2 đất trồng cây lâu năm thì thực hiện theo trình tự, thủ tục cụ thể nêu trên.
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013 về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:
"Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
[...]
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
[...]
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
[...]"
Theo đó, hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp cá nhân được giao nhiều loại đất được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?