Trình tự thủ tục thanh lý trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như thế nào?
- Thanh lý trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo khi nào?
- Thủ trưởng đơn vị có cần phải thông báo cho Văn phòng Bộ khi thanh lý trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không?
- Trình tự thủ tục thanh lý trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như thế nào?
Thanh lý trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5576/QĐ-BGDĐT năm 2011, có quy định về thanh lý trang thiết bị như sau:
Thanh lý trang thiết bị
1. Các trường hợp thanh lý trang thiết bị:
a) Đã sử dụng vượt quá thời hạn khấu hao mà không thể tiếp tục sử dụng.
b) Bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc bị hư hỏng mà sửa chữa không khắc phục được.
…
Như vậy, theo quy định trên thì:
- Đã sử dụng vượt quá thời hạn khấu hao mà không thể tiếp tục sử dụng.
- Bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc bị hư hỏng mà sửa chữa không khắc phục được.
Trình tự thủ tục thanh lý trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ trưởng đơn vị có cần phải thông báo cho Văn phòng Bộ khi thanh lý trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không?
Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 13 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5576/QĐ-BGDĐT năm 2011, có quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị như sau:
Quản lý, sử dụng trang thiết bị
…
5. Quản lý, sử dụng trang thiết bị làm việc tại các đơn vị
a) Trang thiết bị làm việc tại các đơn vị bao gồm trang thiết bị làm việc được giao cho từng thành viên của đơn vị sử dụng (bàn làm việc, máy tính…) và trang thiết bị làm việc sử dụng chung trong đơn vị (máy photocopy, máy điện thoại dùng chung, máy fax…).
b) Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm: Bố trí, điều chuyển trang thiết bị làm việc trong nội bộ đơn vị; bố trí, phân công người quản lý sử dụng, theo dõi các trang thiết bị dùng chung, lập sổ sách, lưu giữ các hồ sơ biên bản giao nhận trang thiết bị và theo dõi toàn bộ trang thiết bị làm việc của đơn vị; thông báo và đề nghị Văn phòng Bộ điều chuyển các trang thiết bị làm việc không còn nhu cầu sử dụng hoặc thanh lý các trang thiết bị không còn sử dụng được; chỉ đạo công tác bàn giao tài sản công và hồ sơ quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý khi có sự thay đổi tổ chức hoặc thay đổi Thủ trưởng đơn vị.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thông báo và đề nghị Văn phòng Bộ thanh lý các trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo không còn sử dụng được.
Trình tự thủ tục thanh lý trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5576/QĐ-BGDĐT năm 2011, có quy định về thanh lý trang thiết bị như sau:
Thanh lý trang thiết bị
…
2. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền thanh lý trang thiết bị được thực hiện theo các bước sau:
a) Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có các trang thiết bị thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này lập danh mục trang thiết bị đề nghị thanh lý gửi Văn phòng Bộ (Phòng Quản trị).
b) Văn phòng Bộ (Phòng Quản trị, Phòng Tài chính) xem xét đối chiếu đưa vào Danh mục tài sản đề nghị thanh lý của cơ quan Bộ (được lập sau các đợt kiểm kê tài sản hàng năm theo quy định của nhà nước) trình Chánh Văn phòng Bộ ra quyết định thanh lý trang thiết bị. Nội dung của quyết định thanh lý trang thiết bị gồm:
- Đơn vị có trang thiết bị cần thanh lý;
- Danh mục trang thiết bị thanh lý;
- Phương thức thanh lý trang thiết bị (bán hoặc tiêu hủy);
- Quản lý sử dụng tiền thu được từ thanh lý trang thiết bị (nếu có);
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
c) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày có quyết định thanh lý trang thiết bị Phòng Quản trị phối hợp với Phòng Tài chính trình Chánh Văn phòng Bộ ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý trang thiết bị để tổ chức thanh lý trang thiết bị gồm các thành phần sau:
- Chánh Văn phòng Bộ - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Văn phòng Bộ (Phòng Tài chính và Phòng Quản trị);
- Đại diện đơn vị có trang thiết bị thanh lý;
- Đại diện đơn vị tư vấn kỹ thuật (nếu cần);
- Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở đơn vị có tài sản thanh lý.
d) Hội đồng thanh lý trang thiết bị tổ chức thực hiện thanh lý trang thiết bị theo quy định của nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự thủ tục thanh lý trang thiết bị tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như sau:
- Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có các trang thiết bị thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này lập danh mục trang thiết bị đề nghị thanh lý gửi Văn phòng Bộ (Phòng Quản trị).
- Văn phòng Bộ (Phòng Quản trị, Phòng Tài chính) xem xét đối chiếu đưa vào Danh mục tài sản đề nghị thanh lý của cơ quan Bộ (được lập sau các đợt kiểm kê tài sản hàng năm theo quy định của nhà nước) trình Chánh Văn phòng Bộ ra quyết định thanh lý trang thiết bị.
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày có quyết định thanh lý trang thiết bị Phòng Quản trị phối hợp với Phòng Tài chính trình Chánh Văn phòng Bộ ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý trang thiết bị để tổ chức thanh lý trang thiết bị.
- Hội đồng thanh lý trang thiết bị tổ chức thực hiện thanh lý trang thiết bị theo quy định của nhà nước
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp thuế online (nộp thuế điện tử) nhanh chóng, chính xác trên trang thuế điện tử của Tổng Cục thuế?
- Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng để làm gì? Hạn ngạch xuất khẩu chỉ được áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên?